Giá giảm, mừng hay lo?

Cập nhật: 13-06-2012 | 00:00:00

Thế nhưng, mặc dù chợ Thủ Dầu Một nằm ngay trung tâm nội thị, rất thuận lợi cho người tiêu dùng nhưng gần đây, theo một số cán bộ quản lý chợ đánh giá thì chợ chỉ hơi nhộn nhịp vào buổi sáng, khi các đầu bếp nhà hàng, hàng ăn và người nội trợ đi mua thực phẩm thiết yếu; sau đó thì rất “đìu hiu”.

Đi tìm lời giải cho bài toán vì sao sức mua giảm? Nhiều người tính nếu thu nhập hàng tháng khoảng 6 triệu đồng/tháng, sau khi trừ đi các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn (10,5%) thì chỉ còn lại gần 5 triệu đồng/tháng. Với số tiền này, họ còn phải lo đủ thứ ngoài chi tiêu hàng ngày. Cùng với những khoản chi “không thể khác” thì số tiền dư không đủ tính chuyện “lẽ phải” nữa. “Bài toán” này không phải duy nhất, điển hình mà là tình trạng chung cho hầu hết các gia đình công chức hiện nay. Chính thực tế này mà vấn đề tiền lương luôn là một trong những vấn đề “nóng”, được nhiều cử tri đề đạt đến kỳ họp Quốc hội lần này với mong muốn kiến nghị của mình sẽ đến được với người “làm lương, làm giá”.

Theo kết quả khảo sát của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, mức lương tối thiểu công chức áp dụng từ 1-5-2012 là 1,05 triệu đồng/tháng, chỉ đạt gần 48,6% nhu cầu sống tối thiểu. Đây là lời giải thích rõ ràng nhất vì sao sức mua đang giảm mạnh. Người dân thắt chặt chi tiêu, cầu kinh tế giảm là nguyên nhân khiến chỉ số giá tiêu dùng tăng chậm và “Nếu không có biện pháp để giải quyết, kinh tế sẽ tiếp tục đình trệ, dẫn tới giảm phát, mà giảm phát thì khó chữa hơn lạm phát rất nhiều” như chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh đã khẳng định. Như vậy, người tiêu dùng mừng hay lo khi giá giảm?

MAI HUY

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên