Huyện Dầu Tiếng: Nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch
Theo dõi Báo Bình Dương trên

(BDO) Huyện Dầu Tiếng là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và trải nghiệm nhờ sở hữu thiên nhiên tươi đẹp, di tích lịch sử phong phú. Đặc biệt, hồ Dầu Tiếng là hồ nhân tạo lớn nhất Việt Nam, là điểm nhấn quan trọng trong bản đồ du lịch của huyện. Với diện tích mặt nước 27.000ha, dung tích chứa nước 1,58 tỷ m³, hồ không chỉ cung cấp nước tưới tiêu mà còn tạo nên cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, thích hợp để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, cắm trại, chèo thuyền, câu cá và nghỉ dưỡng…
Huyện Dầu Tiếng có nhiều lợi thế để phát triển du lịch như quỹ đất tự nhiên rộng lớn, địa hình và thảm thực vật phong phú, nhiều sông, hồ. Đặc biệt, trên địa bàn huyện có 2 con sông lớn chảy qua là sông Sài Gòn và sông Thị Tính và hàng chục con suối với các hồ nước lớn như hồ Cần Nôm, hồ Dầu Tiếng, tạo ra cảnh quan kỳ vĩ, nằm cạnh hồ Dầu Tiếng có núi Cậu rộng hàng ngàn ha với thảm thực vật phong phú, đa dạng, phong cảnh thơ mộng, tạo nên một bức tranh hoang sơ thu hút du khách. Với vị trí địa lý cách trung tâm TP.Thủ Dầu Một hơn 50km, cách TP.Hồ Chí Minh khoảng 90km và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Dầu Tiếng hội tụ đủ thế mạnh để phát triển thành trung tâm du lịch lớn.
.jpg)

Hiện nay, huyện đã triển khai thực hiện 4 đồ án quy hoạch chung gồm: Khu dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí tại bán đảo Tha La (458ha); Khu dịch vụ du lịch sinh thái nghỉ dưỡng và giải trí Cánh đồng Cây Siu, (222ha); khu du lịch sinh thái đập Thị Tính (575ha) và Khu dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng hồ Cần Nôm (1.153ha). Trong đó, dự án phát triển khu du lịch bán đảo Tha La đã được HĐND tỉnh thông qua cuối tháng 2 vừa qua với tổng diện 458ha. Ông Đinh Minh Tâm, Chủ tịch UBND xã Định Thành cho biết: “Chính quyền và nhân dân địa phương chúng tôi rất vui mừng và mong muốn dự án phát triển du lịch Bán đảo Tha La này sớm được triển khai, mở ra cơ hội cho địa phương bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội”.
.jpg)
.jpg)
Bán đảo Tha La nằm ở vị trí đắc địa có 3 mặt giáp hồ Dầu Tiếng, một mặt tiếp giáp rừng phòng hộ núi Cậu và tiếp giáp tuyến đường ĐH703, nằm giữa ranh giới 3 tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh. Khu vực này được ví như lá phổi xanh của vùng Đông Nam bộ, đóng vai trò quan trọng trong điều hòa khí hậu và thủy lợi. Cùng với đó, khu vực rừng và núi Cậu nằm gần hồ Dầu Tiếng là điểm đến hấp dẫn dành cho du khách yêu thiên nhiên và thích khám phá. Với hệ sinh thái đa dạng, không khí trong lành, nơi đây có tiềm năng trở thành khu du lịch sinh thái – tâm linh kết hợp với các hoạt động leo núi, trekking.
Núi Cậu là một quần thể gồm nhiều ngọn núi lớn nhỏ hợp thành, với tổng diện tích khoảng 1.600ha, là một nơi có phong cảnh đẹp, có tiền thủy, hậu sơn mang đến một vẻ đẹp hài hòa của núi rừng tự nhiên và Chùa Thái Sơn núi Cậu từ lâu đã trở thành một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng trong vùng. Di tích thắng cảnh núi Cậu là kết hợp bởi hồ, núi đồi và chùa chiền tạo nên một quần thể danh thắng đẹp. Quần thể này đã được công nhận Di tích – Danh thắng cấp tỉnh năm 2007. Nằm gần chân núi Cậu là suối Trúc từ lâu cũng đã được nhiều người biết đến và là một trong những điểm du lịch dã ngoại thú vị. Hiện nay suối trúc còn khá nguyên sơ và tự nhiên, thời điểm thích hợp để khám phá suối Trúc là khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 12 hàng năm.
Hiện nay, huyện đã triển khai thực hiện 4 đồ án quy hoạch chung gồm: Khu dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí tại bán đảo Tha La (458ha); Khu dịch vụ du lịch sinh thái nghỉ dưỡng và giải trí Cánh đồng Cây Siu, (222ha); khu du lịch sinh thái đập Thị Tính (575ha) và Khu dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng hồ Cần Nôm (1.153ha). |
.jpg)
.jpg)
Với chiến lược phát triển du lịch và bảo vệ môi trường, khai thác bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, xây dựng một không gian phát triển kinh tế du lịch xanh đa mục tiêu, huyện Dầu Tiếng đã và đang tập trung hoàn thiện quy hoạch các khu chức năng dịch vụ du lịch tại các địa điểm như: Bán đảo Tha La, hồ Dầu Tiếng, Cánh đồng Cây Siu, đập Thị Tính…, với các loại hình dịch vụ như: Các công trình dịch vụ và dịch vụ hỗn hợp, khu quảng trường trung tâm; các khu hồ nhân tạo và thể thao nước, bến thuyền, bãi tắm; khu công viên vườn thú; các khu phức hợp dịch vụ tiện ích đi kèm, lưu trú nghỉ dưỡng; các khu cây xanh cảnh quan, cây xanh chuyên dụng; khu cắm trại, hồ cảnh quan....
Ông Nguyễn Phương Linh, Chủ tịch UBND huyện Dầu Tiếng cho biết: “Để cụ thể hóa quy hoạch đã được phê duyệt, huyện đang tích cực triển khai các nội dung và đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá những tiềm năng, lợi thế các điểm du lịch của địa phương. Đồng thời, huyện tiếp tục hoàn chỉnh Quy hoạch các khu chức năng, quy hoạch các xã tỷ lệ 1/500 để làm cơ sở mời gọi các các doanh nghiệp về địa phương đầu tư cũng như để đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư nhằm thúc đẩy các dự án du lịch phát triển, tạo ra một nền tảng, tiền đề vững chắc đưa huyện Dầu Tiếng phát triển bền vững”.
Quốc Lập