Sau sự cố chìm tàu
Trường Hải 06 vào ngày 17/2 tại khu vực đảo Ti Tốp, Vịnh Hạ Long vừa qua, tỉnh
Quảng Ninh đang siết chặt tổng kiểm tra chất lượng các tàu thủy có kinh doanh dịch vụ lưu trú.
Doanh nghiệp
lữ hành khuyến cáo khách du lịch nên chọn những loai tàu có chất lượng cao và uy
tín để tham quan.
Sau sự cố chìm tàu
Trường Hải 06 vào ngày 17/2 tại khu vực đảo Ti Tốp, Vịnh Hạ Long vừa qua, tỉnh
Quảng Ninh đang siết chặt tổng kiểm tra chất lượng các tàu thủy có kinh doanh dịch vụ lưu trú.
Bên cạnh đó, các công ty lữ hành vẫn tiếp tục duy trì tour
tham quan vịnh Hạ Long như bình thường.Khách vẫn muốn ngủ đêm
trên VịnhMột số doanh nghiệp lữ hành như Vietravel,
Hanoitourist, Saigontourit cho biết, đối tác nước ngoài và du khách vẫn muốn
tiếp tục ngủ đêm trên vịnh Hạ Long.Ông Trần Tuấn Anh, Phó Giám đốc chi
nhánh Công ty Du lịch Giao thông Vận Tải (Vietravel) Hà Nội cho biết, ngay sau
khi xảy ra sự cố chìm tàu trên vịnh Hạ Long, khách đến mua tour đi Hạ Long tại
Vietravel vẫn diễn ra như bình thường kể cả khách nước ngoài và Việt
Nam.Đặc biệt là các đoàn khách vẫn muốn được nghỉ đêm trên vịnh Hạ Long.
Tuy nhiên, do tỉnh Quảng Ninh có lệnh cấm không cho du khách nghỉ đêm 18/2 nên
Công ty đành chuyển khách lên bờ ngủ khách sạn. Đến ngày 19/2, lệnh cấm đã được
dỡ bỏ, Công ty lại đưa khách ngủ đêm trên tàu.Ông Tuấn Anh cho biết,
ngay sau khi có lệnh cấm, nhiều du khách còn sốt ruột không hiểu bao giờ Ban
quản lý vịnh cho ngủ đêm tiếp để họ tiếp tục được ngủ trên vịnh.Còn tại
Công ty du lịch Hanoitourist, Giám đốc Lưu Đức Kế cho biết, từ hôm xảy ra sự cố
đến giờ, lượng khách đến với Hạ Long qua Công ty vẫn diễn ra bình thường. Hầu
như ngày nào Hanoitourist cũng có đoàn khách mua tour đến tham quan vịnh Hạ Long
bằng ôtô. Những đoàn khách đòi ngủ qua đêm chủ yếu vẫn là khách nước ngoài,
không chỉ là một đêm mà thậm chí nhiều đoàn còn yêu cầu được ngủ 3 đêm trên
vịnh. Theo ông Kế, khác với du khách nước ngoài, khách nội địa thời điểm
này chủ yếu đi lễ chùa nên thường chỉ đăng ký đi tàu trong ngày tham quan
vịnh...Nên có quy chuẩn xếp hạng sao cho các
tàuTheo các công ty lữ hành, những doanh nghiệp có uy tín không
bao giờ giao dịch với những tàu chất lượng thấp, không có tư cách pháp nhân.
Những loại tàu này thường chỉ phục vụ cho khách lẻ, tây ba lô với giá rẻ hơn
nhiều so với tàu chất lượng cao.Ông Kế cho biết, sau khi xảy ra sự cố,
Công ty đã phải gửi các đính chính cho khách, vì nhiều du khách cũng băn khoăn
không hiểu tàu mà Hanoitourist thuê có đảm bảo chất lượng hay không? Tuy nhiên,
ông Kế khẳng định “Chúng tôi luôn thuê tàu cùng doanh nghiệp vận chuyển tại Hạ
Long có uy tín, đảm bảo chất lượng dịch vụ và độ an toàn.”Hiện tại, Tổng
công ty Du lịch Hà Nội có 1 tàu hoạt động trên vịnh Hạ Long. Bên cạnh đó, Công
ty còn hợp đồng ít nhất với 10 hãng tàu như Tuần Châu, Hưng Hải, 32A… đây là
những tàu chuẩn có đẳng cấp 4 sao.Để những sự cố đáng tiếc như trên
không còn xảy ra nữa, ông Kế kiến nghị, các ngành chức năng cần phải có cách
trấn an du khách bằng việc xử nghiêm và có thông báo đến các Đại sứ quán để hình
ảnh du lịch Việt Nam được trở lại như cũ.Cũng theo ông Kế, mô hình ngủ
đêm trên tàu không nên cấp phép tràn lan, chỉ nên giới hạn ở khoảng 50 tàu. Bên
cạnh đó cần phải quy hoạch vùng đỗ cho an toàn, nhất quán, dễ kiểm
tra.Còn theo ông Tuấn Anh, Tổng cục Du lịch và tỉnh Quảng Ninh nên có
quy chuẩn để xếp hạng sao cho các tàu. "Như vậy tàu nào không đủ tiêu chuẩn,
không đảm bảo vệ sinh môi trường đương nhiên phải bị loại," ông Tuấn nhấn
mạnh.Tổng cục Du lịch cho biết, trong thời gian tới, bộ xếp hạng tàu
khách du lịch do cơ quan này xây dựng sẽ sớm được hoàn thành và áp dụng với toàn
bộ tàu du lịch đang hoạt động trên cả nước.
Theo thống kê sơ bộ, hiện có khoảng 400 tàu du lịch hoạt động
thường xuyên trên vịnh Hạ Long do Cảng tàu khách du lịch Bãi Cháy quản lý.
Trong số này, có hơn 130 tàu nghỉ đêm trên vịnh với khoảng 1.000-1.200
lượt khách nghỉ đêm/ngày.
Theo TTXVN