Khơi dậy, nhân lên tinh thần yêu nước

Cập nhật: 26-07-2022 | 07:55:19

Hôm nay (26-7), Bình Dương long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27.7.1947 - 27.7.2022). Cùng với các hoạt động đã diễn ra trong tháng 7, đây là dịp để ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc, ghi nhớ công ơn các anh hùng liệt sĩ và những người đã hy sinh một phần thân thể để bảo vệ đất nước trước họa xâm lăng. Ngoài ý nghĩa nêu trên, lễ kỷ niệm còn hướng đến mục đích nhắc nhở thế hệ hôm nay phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường và sức mạnh đoàn kết dân tộc để “khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại càng sôi nổi…”. Và lòng yêu nước nồng nàn đó của dân ta đã được chứng minh qua thực tế các cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước. Lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh là điều tối kỵ trong chiến tranh, nhưng bằng tấm lòng nồng nàn yêu nước, dân tộc Việt Nam đã vượt qua khó khăn và giành chiến thắng trước nhiều thế lực xâm lăng hùng mạnh trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước.

Yêu nước đã trở thành tình cảm thiêng liêng gắn liền với ýthức vềđất nước, Tổquốc, niềm tựhào dân tộc. Điểm xuất phát, cái nôi, cội nguồn của lòng yêu nước chính làtình yêu quê hương, mảnh đất chôn rau cắt rốn của mỗi con người, không gian sinh tồn của mỗi gia đình, cộng đồng, dân tộc. Phát biểu tại lễ kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27.7.1947 - 27.7.2022) năm nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính rưng rưng khi nói: “Không đâu có nhiều nghĩa trang liệt sĩ như ở Việt Nam”. Đó không phải là niềm tự hào mà là kết tinh của tinh thần yêu nước. Nếu con dân đất Việt không có tình yêu quê hương nồng nàn sâu đậm thì chắc chắn sẽ không có nhiều nghĩa trang liệt sĩ đến vậy. Nếu con dân đất Việt không sẵn sàng xả thân thì sẽ không có tự do, độc lập như ngày hôm nay. Thành quả mà đất nước có được ngày hôm nay phải đánh đổi bằng xương máu của cha ông nhiều thế hệ.

Phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc đểgiữ gìn thành quả mà cha ông ta đã xả thân giành lấy là trách nhiệm của thế hệ hôm nay. Độc lập, tự do phải đi liền với mạnh giàu. Phát huy tinh thần yêu nước hôm nay là làm cho đất nước ngày càng mạnh giàu. Muốn vậy, thế hệ hôm nay bên cạnh phát huy ý chí tự lực tự cường và sức mạnh dân tộc, phải biết kết hợp “sức mạnh dân tộc” với “sức mạnh thời đại”. Trong điều kiện hiện nay, “sức mạnh thời đại” chính là khoa học kỹ thuật, là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mà nhân loại đang hướng tới.

Yêu nước đã trở thành tình cảm thiêng liêng của mỗi cá nhân với đất nước. Lễ kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ năm nay thêm một lần nhân lên tinh thần yêu nước nhằm “khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

LÊ QUANG

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=206
Quay lên trên