Mô hình “Khi ấp có phép tắc” cần được tổ chức nhân rộng
Theo dõi Báo Bình Dương trên

Ngày 14-10 trên báo Bình Dương có bài viết “Khi ấp có phép tắc” của phóng viên (PV) Hòa Nhân phản ánh việc ấp 3, xã Trừ Văn Thố, huyện Bến Cát trong xây dựng và thực hiện quy ước của ấp có cách làm sáng tạo. Dựa trên Quy chế dân chủ cơ sở, địa phương đề ra nội dung rất thiết thực, gắn với phong trào toàn dân đoàn kết, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa tốt đẹp tại địa phương. Qua bài viết trên của PV Hòa Nhân, có nhiều bạn đọc muốn tìm hiểu để học tập. Ông Nguyễn Hậu Tài, cán bộ hưu trí ở TX.TDM đã trực tiếp đến tại Tòa soạn Báo khen ngợi và đề nghị báo nên tuyên truyền nhân rộng.
Qua hơn 4 năm mà ấp 3, xã Trừ Văn Thố đã thực hiện phép tắc “lệ làng” chúng ta có thể tóm tắt việc làm và rút ra bài học như sau:
Trước hết, căn cứ vào chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các hộ gia đình và công dân trong ấp 3 đã họp thống nhất đề ra quy ước ấp. Nội dung của quy ước rất thiết thực, gần gũi với đời sống người dân. Theo quy định, công dân trong ấp 3 khi đến tuổi lao động phải tự tìm hoặc tự tạo ra việc làm phù hợp với pháp luật để có thu nhập tự nuôi bản thân và đóng góp cho gia đình. Mỗi gia đình phải tận dụng đất đai, lao động, nguồn vốn để đầu tư cho sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh làm giàu chính đáng, góp phần xây dựng gia đình. Từ quy định này, người dân trong độ tuổi lao động ở ấp 3 đều tự xây dựng phương án làm ăn, nâng cao tính tự lập, những thanh niên gia đình gặp khó khăn được hỗ trợ, do đó phần lớn thanh niên ấp 3 hiện đều có công việc ổn định hoặc đang nỗ lực học tập để có việc làm tử tế. Các hộ gia đình trong ấp còn đề ra các chương trình đoàn kết tương trợ lẫn nhau, đóng góp giúp đỡ các gia đình gặp khó khăn hoạn nạn, giúp các hộ nghèo nhanh chóng thoát nghèo.
Về văn hóa, đã xây dựng được nếp sống văn minh văn hóa ngay tại gia đình. Trong mỗi gia đình, mọi người đều biết kính trên nhường dưới, tôn trọng lẽ phải, đoàn kết thương yêu nhau, người già được tôn trọng, trẻ em, người tàn tật được yêu thương giúp đỡ. Tục lệ cưới hỏi, ma chay được áp dụng theo nếp sống mới, tất cả bà con đều thống nhất: Tổ chức tang gia phải gọn nhẹ, chu đáo, hạn chế rải vàng mã, tiền âm phủ trên mặt đường, chôn cất trước 48 giờ kể từ khi nhập quan... Tổ chức cưới hỏi cần tiết kiệm, không kéo dài nhiều ngày, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm...
Quy ước của ấp 3 còn có mặt tích cực là đã cụ thể hóa chính sách pháp luật của Nhà nước trong việc tuân thủ các chính sách, quy định của pháp luN gày 14-10 trên báo Bình Dương có bài viết “Khi ấp có phép tắc” của phóng viên (PV) Hòa Nhân phản ánh việc ấp 3, xã Trừ Văn Thố, huyện Bến Cát trong xây dựng và thực hiện quy ước của ấp có cách làm sáng tạo. Dựa trên Quy chế dân chủ cơ sở, địa phương đề ra nội dung rất thiết thực, gắn với phong trào toàn dân đoàn kết, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa tốt đẹp tại địa phương. Qua bài viết trên của PV Hòa Nhân, có nhiều bạn đọc muốn tìm hiểu để học tập. Ông Nguyễn Hậu Tài, cán bộ hưu trí ở TX.TDM đã trực tiếp đến tại Tòa soạn Báo khen ngợi và đề nghị báo nên tuyên truyền nhân rộng.
Qua hơn 4 năm mà ấp 3, xã Trừ Văn Thố đã thực hiện phép tắc “lệ làng” chúng ta có thể tóm tắt việc làm và rút ra bài học như sau:
Trước hết, căn cứ vào chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các hộ gia đình và công dân trong ấp 3 đã họp thống nhất đề ra quy ước ấp. Nội dung của quy ước rất thiết thực, gần gũi với đời sống người dân. Theo quy định, công dân trong ấp 3 khi đến tuổi lao động phải tự tìm hoặc tự tạo ra việc làm phù hợp với pháp luật để có thu nhập tự nuôi bản thân và đóng góp cho gia đình. Mỗi gia đình phải tận dụng đất đai, lao động, nguồn vốn để đầu tư cho sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh làm giàu chính đáng, góp phần xây dựng gia đình. Từ quy định này, người dân trong độ tuổi lao động ở ấp 3 đều tự xây dựng phương án làm ăn, nâng cao tính tự lập, những thanh niên gia đình gặp khó khăn được hỗ trợ, do đó phần lớn thanh niên ấp 3 hiện đều có công việc ổn định hoặc đang nỗ lực học tập để có việc làm tử tế. Các hộ gia đình trong ấp còn đề ra các chương trình đoàn kết tương trợ lẫn nhau, đóng góp giúp đỡ các gia đình gặp khó khăn hoạn nạn, giúp các hộ nghèo nhanh chóng thoát nghèo.
Về văn hóa, đã xây dựng được nếp sống văn minh văn hóa ngay tại gia đình. Trong mỗi gia đình, mọi người đều biết kính trên nhường dưới, tôn trọng lẽ phải, đoàn kết thương yêu nhau, người già được tôn trọng, trẻ em, người tàn tật được yêu thương giúp đỡ. Tục lệ cưới hỏi, ma chay được áp dụng theo nếp sống mới, tất cả bà con đều thống nhất: Tổ chức tang gia phải gọn nhẹ, chu đáo, hạn chế rải vàng mã, tiền âm phủ trên mặt đường, chôn cất trước 48 giờ kể từ khi nhập quan... Tổ chức cưới hỏi cần tiết kiệm, không kéo dài nhiều ngày, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm...
Quy ước của ấp 3 còn có mặt tích cực là đã cụ thể hóa chính sách pháp luật của Nhà nước trong việc tuân thủ các chính sách, quy định của pháp luật đối với việc vận động và hưởng ứng đóng góp công sức xây dựng công trình, cơ sở hạ tầng do chính quyền địa phương phát động.
Một khi người dân cùng đồng lòng trong đóng góp, xây dựng nội dung quy ước thì họ sẽ là người tự giác cao trong thực hiện và cũng là những người phân xử công minh trong việc thực thi quy ước. Quy ước của ấp được in và đóng thành tập, phát đến từng hộ gia đình để người dân tiện theo dõi, thực hiện. Việc kiểm tra và tổng kết thực thi quy ước của ấp được thực hiện nghiêm túc. Vào ngày 18-11 hàng năm, những hộ, cá nhân vi phạm quy ước đều được phơi bày và bị nhân dân phán quyết. Tất nhiên, ai cũng có lòng tự trọng và muốn được mọi người nể nang, nên mọi người đều tuân thủ quy tắc ấp, nhờ vậy, ấp 3, xã Trừ Văn Thố, huyện Bến Cát đã đạt danh hiệu ấp văn hóa nhiều năm liền.
Trong thời gian qua, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư đã được phát động và đã thu được nhiều kết quả đáng kể, tuy nhiên, phong trào chưa đi vào chiều sâu, một vài địa phương vẫn còn nặng về hình thức, hoặc chạy theo thành tích, không có tác dụng thiết thực; nhiều địa phương vẫn còn đó những tiêu cực và tệ nạn xã hội như cướp giật, trộm cắp, mua bán và sử dụng ma túy... gây ra bao nhức nhối trong đời sống.
Xã hội chúng ta đang hướng đến xây dựng đời sống văn hóa từ khu dân cư đến văn hóa công sở ngày một thêm tốt đẹp. Phép tắc của ấp 3, xã Trừ Văn Thố, huyện Bến Cát là một thực tế sinh động trong thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư cần được các ngành chức năng từ huyện đến tỉnh quan tâm góp ý, bồi dưỡng thêm để ngày càng hoàn thiện và tổ chức học tập, nhân rộng ra toàn tỉnh. ật đối với việc vận động và hưởng ứng đóng góp công sức xây dựng công trình, cơ sở hạ tầng do chính quyền địa phương phát động.
Một khi người dân cùng đồng lòng trong đóng góp, xây dựng nội dung quy ước thì họ sẽ là người tự giác cao trong thực hiện và cũng là những người phân xử công minh trong việc thực thi quy ước. Quy ước của ấp được in và đóng thành tập, phát đến từng hộ gia đình để người dân tiện theo dõi, thực hiện. Việc kiểm tra và tổng kết thực thi quy ước của ấp được thực hiện nghiêm túc. Vào ngày 18-11 hàng năm, những hộ, cá nhân vi phạm quy ước đều được phơi bày và bị nhân dân phán quyết. Tất nhiên, ai cũng có lòng tự trọng và muốn được mọi người nể nang, nên mọi người đều tuân thủ quy tắc ấp, nhờ vậy, ấp 3, xã Trừ Văn Thố, huyện Bến Cát đã đạt danh hiệu ấp văn hóa nhiều năm liền.
Trong thời gian qua, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư đã được phát động và đã thu được nhiều kết quả đáng kể, tuy nhiên, phong trào chưa đi vào chiều sâu, một vài địa phương vẫn còn nặng về hình thức, hoặc chạy theo thành tích, không có tác dụng thiết thực; nhiều địa phương vẫn còn đó những tiêu cực và tệ nạn xã hội như cướp giật, trộm cắp, mua bán và sử dụng ma túy... gây ra bao nhức nhối trong đời sống.
Xã hội chúng ta đang hướng đến xây dựng đời sống văn hóa từ khu dân cư đến văn hóa công sở ngày một thêm tốt đẹp. Phép tắc của ấp 3, xã Trừ Văn Thố, huyện Bến Cát là một thực tế sinh động trong thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư cần được các ngành chức năng từ huyện đến tỉnh quan tâm góp ý, bồi dưỡng thêm để ngày càng hoàn thiện và tổ chức học tập, nhân rộng ra toàn tỉnh.
X.Q