Nâng niu sự nghiệp trồng người!

Cập nhật: 25-12-2012 | 00:00:00

 Văn bản của UBND tỉnh đã đề cập một số điểm cụ thể được và không được DT. Đặc biệt, ngay ở chương 2 của văn bản cũng đã đề cập những quy định DT trong nhà trường và DT ngoài nhà trường. Những yêu cầu cụ thể đối với người DT, tổ chức DT, việc thu tiền… Như vậy, Nhà nước không cấm DT-HT nhưng việc DT-HT cần được chấn chỉnh để đi vào quy củ, nền nếp.

Những năm qua, việc DT-HT diễn ra tràn lan, nhất là ở những khu vực thị tứ, một bộ phận GV xem DT là “cần câu cơm” đã làm mất đi sự trong sáng và mặt tích cực của DT là giúp HS tăng cường, củng cố và nâng cao kiến thức. DT-HT tràn lan còn làm khổ cho phụ huynh học sinh, gây khó cho ngành quản lý giáo dục. Đáng quan tâm hơn, những mặt tiêu cực của DT-HT còn góp phần làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh người thầy vốn được xã hội trân trọng và tôn kính.

Tuy nhiên, vì sao không ít GV lại phải đi DT? Có ý kiến cho rằng, đó là “nghề tay trái” có gắn với nghề day học chứ không phải là những nghề tay trái khác. Pháp luật không cấm người lao động được làm thêm để có thu nhập và việc có thu nhập thêm từ nghề của mình là chính đáng. Có một thực tế, để trụ được với nghề, nhiều thầy cô phải vất vả, vật lộn với cơm áo gạo tiền. Không ít người nói vui rằng: Ngày xưa thì “cơm áo không đùa với khách thơ” nhưng ngày nay thì “cơm áo không đùa với... GV”. Dù yêu nghề đến mấy, GV, trước tiên, vẫn cần phải sống với những nhu cầu tối thiểu như bao người lao động khác. Chính cuộc sống khó khăn cộng với đồng lương khiêm tốn đã góp phần quan trọng khiến vị thế của nhiều nhà giáo bị ảnh hưởng trước xã hội. Cái “thiên chức” trồng người của người thầy bây giờ còn khá chông chênh. Thế nên, trong cuộc thăm dò ý kiến mới đây, có nhiều GV được hỏi cho biết: Nếu được lựa chọn lại, họ sẽ không chọn nghề giáo. Vì thế, vấn đề sâu xa cần làm để chấn hưng giáo dục trong đó có việc chấn chỉnh nạn DT-HT tràn lan cùng với việc thay đổi chế độ tiền lương đối với nghề dạy học sẽ góp phần xây dựng lại vị thế của nghề giáo. Đây cũng là việc đại sự. Những người tinh tú nhất, giỏi nhất cần được tạo điều kiện thuận lợi để học sư phạm và sống được bằng nghề sư phạm, có như thế thì mới đào tạo ra các nhân tài cho đất nước.

Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã khẳng định: “Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước, của toàn dân và là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo phải được ưu tiên và đi trước. Mục tiêu cốt lõi của giáo dục và đào tạo là hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực con người Việt Nam. Phải đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc nhận thức và tư duy về giáo dục và đào tạo; về công tác quản lý giáo dục; về nội dung, phương pháp giáo dục…”. Việc văn bản quy định DT-HT trên địa bàn tỉnh ra đời không chỉ góp phần chấn chỉnh nạn DT-HT tràn lan mà còn góp phần thúc đẩy hoạt động giáo dục - đào tạo trên địa bàn tỉnh đi vào nền nếp, thúc đẩy tri thức phát triển, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phục vụ nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài của tỉnh.

 DÂN THƯỜNG

 

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=402
Quay lên trên