Ngành gỗ vượt khó phục hồi xuất khẩu

Cập nhật: 29-03-2022 | 07:55:22

Trong những tháng đầu năm, Bình Dương tiếp tục ưu tiên huy động mọi nguồn lực tập trung phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội gắn với việc thích ứng linh hoạt, an toàn hiệu quả trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Một số ngành xuất khẩu chủ lực của tỉnh, trong đó, các doanh nghiệp (DN) chế biến, xuất khẩu gỗ đang nỗ lực áp dụng nhiều giải pháp để vượt khó, tăng tốc sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu. Đặc biệt, đến thời điểm này, có nhiều DN đã có đơn hàng xuất khẩu đến quý II, thậm chí quý III.

Với hơn 1.200 DN hoạt động trong ngành gỗ, Bình Dương là địa phương hiện đứng đầu cả nước về xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ, chiếm khoảng hơn 55% kim ngạch xuất khẩu gỗ của cả nước. Hai năm nay, dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, xuất khẩu gỗ, song các DN vẫn có nhiều nỗ lực để duy trì tăng trưởng. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của tỉnh lấy lại sự tăng trưởng. Nếu tình hình dịch bệnh bớt căng thẳng thì mục tiêu thực hiện xuất khẩu từ nay đến năm 2025 đạt từ 18 - 20 tỷ là nằm trong tầm tay. Hiện nay, ngành gỗ của tỉnh đang đẩy mạnh việc tái cơ cấu sản xuất, hệ thống quản lý để đón cơ hội từ thị trường, ngành chế biến gỗ nói chung và Bình Dương nói riêng đang đứng trước nhiều cơ hội để ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ. Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ của Bình Dương còn gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu, ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ ngành chế biến gỗ và sản xuất chưa phát triển. Đặc biệt, việc tuân thủ các cam kết khắt khe từ các đối tác khách hàng là “gánh nặng” rất lớn về thương mại, hàng rào kỹ thuật, xuất xứ, môi trường, lao động… Theo đó, để tận dụng tốt cơ hội phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh các DN gỗ cần phải liên kết với nhau, cùng nhau nâng cấp chuỗi giá trị của ngành, nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Bên cạnh đó, cùng với nỗ lực khôi phục sản xuất, tái cấu trúc hệ thống theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất và quản lý, ngành gỗ Bình Dương đang hoạch định những chiến lược bền vững nhằm ổn định và phát triển thị trường.

Tuy nhiên, để tận dụng tốt các lợi thế, nâng cao tính cạnh tranh khi xuất khẩu vào các thị trường khó tính, đòi hỏi DN ngành gỗ phải nỗ lực đổi mới, tái cấu trúc hệ thống quản lý theo hướng ứng dụng công nghệ 4.0, nâng cấp chuỗi giá trị toàn cầu… Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài, nhờ sự nỗ lực chủ động vượt khó của cộng đồng DN cùng với các bộ, ngành, chính quyền địa phương và các tổ chức xúc tiến thương mại, hoạt động xúc tiến xuất khẩu có nhiều chuyển đổi mạnh mẽ, giúp duy trì sản xuất và xuất khẩu, đóng góp không nhỏ vào kết quả ấn tượng của kim ngạch xuất khẩu trong năm 2021 và những tháng đầu năm 2022.

 NHẬT HUY

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=423
Quay lên trên