Theo
con đường ĐT747, xe chúng tôi chầm chậm tiến về Cù lao Thạnh Hội (Cù lao Rùa)
vào một buổi chiều đầy nắng. Gọi là Cù lao Thạnh Hội vì nó là nơi sinh sống của
nhân dân làng Thạnh Hội nhưng nhiều người lại hay nhắc đến nó với cái tên Cù
lao Rùa. Tại sao lại gọi là Cù lao Rùa, chắc phải có lý do nào đó nó mới được
gọi như vậy? Tìm gặp chú Sang, một người được sinh ra và lớn lên trên cái đảo
này để tìm câu trả lời. Chúng tôi được biết rằng bởi nó có cái tên này là “hình
dáng cù lao, hai bên đất thoai thoải, chính giữa đảo có hai ngọn đồi nhô cao,
một ngọn cao và một ngọn thấp. Ngọn cao trông như chiếc mai của con rùa và ngọn
thấp được ví như chiếc đầu rùa. Người xưa đã nhìn hình dáng của mảnh đất này mà
đặt nên”.
Chùa Khánh Sơn Cổ Tự
Buổi chiều bình yên bên sông Đồng Nai của người dân cù lao Sau
khi tìm hiểu một số nét văn hóa lịch sử ở cù lao này, chúng tôi lại theo những
con đường, đi một vòng quanh “đảo”. Ở đây, người dân vẫn chủ yếu sinh sống bằng
nghề nông và trồng nhiều cây bạc hà và hành. Ừ thì về với đồng quê, hãy xắn
quần lội xuống ruộng hành để hiểu và yêu hơn những giọt mồ hôi của người nông
dân bao đời vất vả và đó cũng là một trải nghiệm thú vị cho một chuyến đi... Cù lao Rùa, ai chưa đến cứ ngỡ là xa, nhưng
quả thật xưa chỉ cách một chuyến đò ngang nếu tính từ Tân Ba, Thạnh Phước. Còn
hôm nay, cầu Thạnh Hội đã nối liền đôi nhịp, như muốn mời gọi bạn phương xa...TUYẾT ANH