Văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội

Cập nhật: 24-11-2021 | 07:20:59

Cách đây tròn 75 năm, ngày 24-11- 1946, tại hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Văn hóa phải hướng dẫn quốc dân thực hiện độc lập, tự cường và tự chủ. Người nêu nhiệm vụ của văn hóa mới là phải lấy hạnh phúc của đồng bào, sự nghiệp đấu tranh của dân tộc làm nội dung phản ánh, đồng thời phải tiếp thu những kinh nghiệm của văn hóa xưa và nay để xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam với 3 tính chất: Dân tộc, khoa học, đại chúng.

Nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong quá trình phát triển bền vững đất nước và hội nhập quốc tế, những năm qua Đảng ta đã ban hành các nghị quyết riêng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Trong đó có Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nói đến văn hóa là nói đến truyền thống. Văn hóa làsựtích tụ, hình thành nên các giátrịlâu đời trong lịch sử xãhội, dân tộc. Trong thời đại ngày nay, văn hóa thực sự trở thành động lực, trở thành mục tiêu của sựphát triển. Cùng với chính trịvàkinh tế, văn hóa giữvai trò vàvịtrí trọng yếu trong sựnghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xãhội vàbảo vệTổ quốc. Đặc biệt, sau hơn 3 thập niên thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế, vai tròcủa văn hóa càng thể hiện rõ nét. Rõràng, văn hóa lànền tảng tinh thần của xãhội, làmục tiêu, làđộng lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xãhội đất nước.

Phát triển văn hóa phải vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống đẹp, với các đặc tính cơ bản: Yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo, trong đó chútrọng vai tròcủa gia đình - tế bào của xã hội. Hiện nay, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổquốc đang có nhiều thuận lợi nhưng cũng đối diện nhiều khó khăn, thách thức. Trong bối cảnh kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ, hội nhập quốc tế ngày càng toàn diện, trong xã hội hiện đại và trước thực trạng văn hóa dân tộc và quốc tế du nhập, đan xen, con người Việt Nam đang nảy sinh một số hiện tượng phức tạp. Vì vậy, củng cố, phát triển môi trường văn hóa lành mạnh theo cả chiều rộng và chiều sâu là một yêu cầu bức thiết. Bên cạnh đó, cần tiếp tục khích lệ toàn dân nỗ lực tiếp thu, thực hành các giá trị văn hóa tiên tiến, loại trừ các hiện tượng phản văn hóa; từ đó huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, sáng tạo giá trị văn hóa mới để xây dựng đất nước phát triển đồng bộ, toàn diện...

NHẬT HUY

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=312
Quay lên trên