Quân đoàn 4 - “Quả đấm thép” phía Nam: Người anh hùng xứ Thanh

Cập nhật: 17-11-2014 | 10:25:47

Kỳ 16: Người anh hùng xứ Thanh

Thanh Hóa - vùng đất địa linh nhân kiệt luôn để lại ấn tượng sâu sắc trong những lần chúng tôi ghé qua. Cầu Hàm Rồng bắc qua sông Mã là biểu tượng về một thời vinh quang, anh dũng của dân tộc. Xa xa là bãi biển Sầm Sơn rất đẹp, nơi có “bến cảng nghĩa tình” đón đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954. Và, ở những vùng quê miền trung du, chiêm trũng, đâu đâu cũng có những tấm gương kiên cường, lẫm liệt, biết quên mình cho Tổ quốc…

Noi theo tấm gương chiến đấu hy sinh anh dũng của các thế hệ đi trước, cán bộ chiến sĩ Quân đoàn 4 hôm nay luôn phát huy phẩm chất anh hùng, hăng say luyện tập, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Ảnh: LÊ CẦU

Tháng 7 vừa qua, trong quá trình đi thực hiện loạt bài viết “Tổ quốc bên bờ sóng”,chúng tôi đã ghé thăm quê liệt sĩ Vũ Phi Trừ, người anh hùng nổi tiếng trên đảo Gạc Ma - một sự kiện dậy sóng vào năm 1988. Thật cảm động, quê anh nghèo lắm, những cánh đồng ngập nước mặn dưới cái nắng chay da cháy thịt, cây cối xác xơ. Thế nhưng, mảnh đất nghèo xã Quảng Khê, huyện Quảng Xương quê anh lại rất giàu truyền thống cách mạng. Sự kiện Gạc Ma năm ấy, trước kẻ thù lăm lăm tay súng, ngang nhiên xâm phạm lãnh thổ, Vũ Phi Trừ vẫn hiên ngang dõng dạc hô to: “Hãy ra khỏi đây, đây là lãnh thổ của Việt Nam”. Thế rồi, sóng biển như bùng lên, anh đã ngã xuống, máu xương mãi mãi hòa tan trong biển… Đến thăm quê anh vào thời điểm “biển Đông đang dậy sóng”, chúng tôi ai cũng tự hào và cảm động trước sự hy sinh anh dũng của người con xứ Thanh anh hùng.

Đất linh sinh anh kiệt, người mà chúng tôi kể dưới đây cũng sinh ra trên vùng đất xứ Thanh, anh chính là liệt sĩ, anh hùng LLVTND Trần Quang Đắp, nguyên Trung đội phó, Đại đội 21 Trinh sát, Trung đoàn 165, Sư đoàn 7, Quân đoàn 4. Thành tích đánh giặc của liệt sĩ Trần Quang Đắp rất hiển hách, ở đây chúng tôi chỉ kể về một sự kiện rất oanh liệt mà đến nay đồng bào Sông Bé cũ, Bình Dương hôm nay vẫn còn kể lại.

Sáng ngày 21-11-1967, Trần Quang Đắp cùng một số đồng đội dẫn đoàn cán bộ 20 người đi điều nghiên chiến trường. Đoàn đi đến làng 5, huyện Hớn Quản, tỉnh Sông Bé cũ, thì gặp 2 đại đội Mỹ - ngụy đi càn. Sau một hồi chiến đấu không cân sức, để bảo vệ đoàn cán bộ, Trần Quang Đắp đã dũng cảm một mình nổ súng đánh lạc hướng nhằm thu hút quân địch về phía mình, tạo điều kiện cho đoàn cán bộ rút an toàn. Ngay từ khi nghe tiếng súng nổ, nhân dân trong làng đã ẩn nấp để quan sát nên chứng kiến toàn bộ trận đánh và sự việc xảy ra sau đó. Trần Quang Đắp bị thương ở chân nhưng vẫn đánh địch ngoan cường. Khi súng hết đạn, anh đập gãy súng để vũ khí không lọt vào tay địch. Địch xông lên, anh dùng lựu đạn diệt tiếp 10 tên và chưa kịp tự sát thì bị địch bắt. Chúng trói anh lại, đánh đập dã man nhưng anh kiên quyết không khai một lời nào. Một tên địch đâm lưỡi lê vào sườn anh, anh trừng mắt: “Tao là quân giải phóng, tao không biết khai, chỉ biết đánh Mỹ thôi”. Không khuất phục được khí tiết của người cộng sản, địch hèn hạ sát hại anh rất dã man trước sự đau lòng chứng kiến của bà con nhân dân. 3 ngày sau, bà con trong làng thấy quân địch không còn phục kích nữa, nên đã chôn cất anh tại làng. Từ đó cho đến nay, tấm gương hy sinh anh dũng của người con xứ Thanh luôn sống trong ký ức hào hùng của người dân nơi đây.Đất linh sinh anh kiệt, người mà chúng tôi kể dưới đây cũng sinh ra trên vùng đất xứ Thanh, anh chính là liệt sĩ, anh hùng LLVTND Trần Quang Đắp, nguyên Trung đội phó, Đại đội 21 Trinh sát, Trung đoàn 165, Sư đoàn 7, Quân đoàn 4. Thành tích đánh giặc của liệt sĩ Trần Quang Đắp rất hiển hách, ở đây chúng tôi chỉ kể về một sự kiện rất oanh liệt mà đến nay đồng bào Sông Bé cũ, Bình Dương hôm nay vẫn còn kể lại.

Tại đại hội thi đua năm 1967-1968 của Sư đoàn 7 đã tuyên dương hành động anh hùng của liệt sĩ Trần Quang Đắp và truy tặng anh Huân chương Chiến công Giải phóng hạng hai. Cũng ngay tại hội nghị này, họa sĩ Vũ Hữu Xướng sau khi nghe báo cáo về thành tích của anh Đắp, đã sáng tác bức tranh ca ngợi hành động anh hùng bất khuất của liệt sĩ Trần Quang Đắp với tiêu đề “Thà chết đứng hơn sống quỳ”. Hiệu ứng của bức tranh rất lớn, gây xúc động sâu sắc trong toàn quân. Đoàn văn công Sư đoàn 7 liền xây dựng vở kịch “Chết đứng hơn sống quỳ”,lưu diễn ở khắp chiến trường miền Đông Nam bộ, được chiến sĩ Sư đoàn 7, Sư đoàn 9 và nhân dân vùng tạm chiếm Dầu Tiếng, Tây Ninh, Bình Long… nức lòng ca ngợi. Tấm gương chiến đấu ngoan cường, sự hy sinh cao cả của liệt sĩ Trần Quang Đắp đã được bao thế hệ cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 7, Quân đoàn 4 và các đơn vị khác ở miền Đông Nam bộ lúc bấy giờ học tập, noi gương.

Trong cuốn sách “Thiệu Quang vùng đất 3 sông”của nhiều tác giả, Nhà xuất bản Thanh Hóa năm 2010 đã đăng truyện ký  “Dòng máu trắng” của tác giả Nguyễn Trọng Liên, viết về anh Đắp như một huyền thoại để thế hệ tuổi trẻ noi theo. Ngày nay, liệt sĩ anh hùng LLVTND Trần Quang Đắp đã trở thành một hình ảnh tiêu biểu về lý tưởng cách mạng sáng ngời, là niềm tự hào của lớp lớp cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 4 hôm nay trước trách nhiệm của Tổ quốc trong giai đoạn mới.

Trần Quang Đắp người anh hùng của một quân đoàn anh hùng, từng làm nên những chiến công rạng rỡ trong lịch sử chống ngoại xâm vĩ đại của dân tộc ta. Tuổi trẻ chúng tôi, những người được sinh ra khi đất nước đã sạch bóng quân thù, được lớn lên trong bầu trời hòa bình xã hội chủ nghĩa, mãi mãi tri ân thế hệ các anh đã không tiếc máu xương cho Tổ quốc trường tồn. Về Quân đoàn 4 hôm nay, trò chuyện với những cán bộ, chiến sĩ, chúng tôi nhận thấy sự vô tư, lý tưởng cách mạng sáng ngời của thế hệ cha ông đi trước vẫn còn hiện rõ trong từng ánh mắt, nụ cười và hành động huấn luyện trên thao trường của những người lính trẻ trong quân đoàn hôm nay. Hình ảnh của các anh đã để lại một niềm tin mạnh liệt cho chúng tôi về Tổ quốc Việt Nam anh hùng.Trong cuốn sách “Thiệu Quang vùng đất 3 sông”của nhiều tác giả, Nhà xuất bản Thanh Hóa năm 2010 đã đăng truyện ký  “Dòng máu trắng” của tác giả Nguyễn Trọng Liên, viết về anh Đắp như một huyền thoại để thế hệ tuổi trẻ noi theo. Ngày nay, liệt sĩ anh hùng LLVTND Trần Quang Đắp đã trở thành một hình ảnh tiêu biểu về lý tưởng cách mạng sáng ngời, là niềm tự hào của lớp lớp cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 4 hôm nay trước trách nhiệm của Tổ quốc trong giai đoạn mới.

Kỳ 17: “Dịch giả” chiến trường

Liệt sĩ, anh hùng LLVTND Trần Quang Đắp sinh trưởng trong một gia đình bần nông ở làng quê giàu truyền thống cách mạng, thuộc xã Thiệu Quang, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xã Thiệu Quang là nơi phát sinh khẩu hiệu “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, cả xã có 142 liệt sĩ, 4 mẹ Việt Nam anh hùng, là xã vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND. Anh Đắp có 7 anh chị em, 5 người là đảng viên. Trong khi anh trai thứ 2 của anh đang còn chiến đấu ở chiến trường, năm 1965, Trần Quang Đắp xung phong vào bộ đội, chiến đấu oanh liệt và hy sinh quên mình cho Tổ quốc.

KIẾN GIANG - ĐÌNH HẬU

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên