Vietnamese |  English |  中文 |  Báo In

Môi trường

Việt Nam luôn đặt con người vào trung tâm của mọi chiến lược phát triển, với tư cách là chủ thể, động lực và người thụ hưởng; khẳng định Việt Nam không hy sinh môi trường để phát triển kinh tế.

Với quy mô sản xuất nông nghiệp của tỉnh hàng năm rất lớn, nên lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), chất thải từ chăn nuôi... được người sản xuất và vật nuôi thải ra môi trường không chỉ dừng ở mức “báo động” mà nguy cơ ô nhiễm môi trường đã ở mức rất cao.   Trồng rau sạch là góp phần bảo vệ môi trường. Trong ảnh: Nông dân xã Thạnh Phước (Tân Uyên) đang tách những cây con sang hộp xốp

 Các thành viên của Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) đã nhất trí thiết lập nỗ lực chung cho sự phát triển mạnh mẽ năng lượng tái tạo trong 21 nền kinh tế thành viên.

 Dự án “Tăng cường năng lực quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm giảm nhẹ tác động và kiểm soát phát thải khí nhà kính” do Cơ quan phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ được triển khai trong 5 năm, từ tháng 4-2009 và kết thúc vào cuối tháng 9-2013, tập trung tại các tỉnh Bình Định, Bình Thuận và thành phố Cần Thơ, Hà Nội.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 10, ở trạm đảo Lý Sơn đã có gió mạnh 16m/s (cấp 7), giật 22m/s (cấp 9); ở trạm đảo Bạch Long Vĩ đã có gió mạnh 15m/s (cấp 7), giật 20m/s (cấp 8); đảo Cồn Cỏ có gió mạnh 10m/s (cấp 5), giật 17m/s (cấp 7).

Tiết kiệm năng lượng điện là một yêu cầu tất yếu trong sinh hoạt, sản xuất và đời sống nhằm bảo đảm an ninh năng lượng của quốc gia, phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước một cách bền vững.

Để bảo vệ môi trường, giảm gánh nặng về việc thiếu hụt điện năng, UBND thành phố Hà Nội đã chính thức khởi công hệ thống xử lý chất thải công nghiệp và nguy hại để phát điện tại Nam Sơn, huyện Sóc Sơn.

 Một trong những vấn đề trọng tâm của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đang được Đảng bộ TP.TDM tập trung triển khai thực hiện là chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (BVMT). Cùng với những kết quả đạt được trong việc xây dựng thành phố theo hướng hiện đại, thân thiện với môi trường trong thời gian qua đã tạo điều kiện thuận lợi để thành phố thực hiện thắng lợi vấn đề trọng tâm này.  Đô thị TDM đang trên đà phát triển

Sau khi kiểm tra, đoàn đã đề nghị về ngành chức năng cấp trên giải quyết đúng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Nội dung tập huấn tập trung vào Luật Tài nguyên nước năm 2012 và hướng dẫn việc thực hiện những quy định về vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất đối với doanh nghiệp đã được cấp phép đến ngày 19-5-2014; phương pháp quan trắc mực nước, lưu lượng nước và bảo hộ vệ sinh giếng; hướng dẫn lập báo cáo tình hình thực hiện giấy phép khai thác nước dưới đất, xả nước thải vào nguồn nước. Bên cạnh đó, buổi tập huấn còn phổ biến những nội dung mới của Luật Khoáng sản năm 2010; một số nội dung quan trọng trong Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 9-3-2012, Chỉ thị số 11/2012/CT-UBND ngày 13-8-2012 về tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh; đồng thời hướng dẫn thực hiện đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản, mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương chiều 25-9, vùng áp thấp trên khu vực phía đông biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới (ATNĐ).

   Phần thi tự giới thiệu của Tỉnh đoàn Bình Dương tạo được ấn tượng mạnh với người xem Ảnh: QUỐC CHIẾN

Để làng quê được sạch, cán bộ từ xã đến ấp ở đây đã vận động bà con không vứt rác bừa bãi, không thả rác xuống sông làm ô nhiễm nguồn nước. Xã đã trang bị 16 thùng rác công cộng với 388 hộ đăng ký tham gia. Vấn đề chiếu sáng cũng được quan tâm, nhất là từ khi cầu Bạch Đằng nối liền hai bờ. Từ ngày có cây cầu, lao động trong xã đi làm thuận tiện hơn. Đến nay, chương trình thắp đèn chiếu sáng đường đã lắp đặt được 242 bóng đèn do người dân tự nguyện ủng hộ. Theo tính toán, mỗi tháng tốn thêm tiền điện cho bóng đèn này khoảng 10.000 đồng/ hộ. Nhiều hộ dân ở đây cho chúng tôi biết, tốn thêm một ít tiền nhưng thôn xóm sáng hơn, an toàn hơn thì “không có gì phải tính toán!”…

Quay lên trên