Cùng sum họp bên bữa cơm gia đình vào tối cuối tuần trong căn nhà nhỏ với nhiều niềm vui, chị Tâm cảm thấy ấm lòng. Mà niềm vui lớn nhất của chị Tâm là gia đình đã vượt qua những khốn khó của hơn 10 năm sống nơi đất khách quê người.
Quê nó là huyện nghèo của một tỉnh miền Trung nắng gió. Nhà nó thuộc diện nghèo nhất nhì xã. Dân làng sống nhờ vào nghề làm thuê, làm mướn, đi chài lưới... Nhà nó cũng vậy, sáng sớm tinh mơ đã ra biển cùng mẹ và anh trai. Ba nó mất trong một lần đi biển vào ngày mưa bão, khi nó chỉ vừa được 2 tuổi. Kể từ đó, một mình mẹ nó làm quần quật suốt ngày để nuôi anh em nó và bà ngoại, sáng bắt ốc, chiều nhận gia công làm các hàng lưu niệm làm từ vỏ ốc; làm quần quật suốt ngày như thế nhưng cái nghèo vẫn đeo bám. Thương mẹ, anh em nó không dám đòi hỏi gì, Tết Trung thu đến, ra đường nó thấy người ta bày bán đủ các loại lồng đèn xanh, đỏ, tím, vàng... Có lần, nó cứ đứng lặng nhìn mãi, chỉ ao ước mình được sở hữu một cái như thế. Bởi lẽ từ bé đến giờ, nó chưa hề có được một đêm trung thu đúng nghĩa. Bởi đêm trung thu của nó thường là cùng đám bạn trong xóm tự làm lồng đèn từ các loại giấy được kết lại. Do là lồng đèn tự chế nên khi đốt nến lên trong chốc lát, chỉ cần một cơn gió nhẹ là lồng đèn cháy rụi…
Tôi đã nghe một cán bộ lão thành cách mạng - nhân chứng lịch sử khẳng định rằng: Gian khổ, đau thương, rủi ro, chết chóc nhưng may mắn là luôn có nhân dân đùm bọc, đồng đội giúp đỡ. Dù có bị địch đánh đập dã man nhưng tinh thần người dân - người lính vẫn cương quyết không khai báo cơ sở mà họ còn gánh gạo nuôi quân và tổ chức cơ sở mật. Người dân luôn có tinh thần trách nhiệm cao, phục vụ và giữ được mạch lưu thông với cách mạng, xây dựng cơ sở bên trong để cùng quân đánh giặc. Đặc biệt, hình ảnh của người mẹ che chở những đứa con dưới mưa bom bão đạn của kẻ thù gây xúc động biết bao người dân Việt Nam. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng viết trong bài hát “Huyền thoại mẹ”: “… Mẹ về đứng dưới mưa. Che đàn con nằm ngủ. Canh từng bước chân thù. Mẹ ngồi dưới cơn mưa. Mẹ lội qua con suối, dưới mưa bom không ngại. Mẹ nhẹ nhàng đưa lối, tiễn con qua núi đồi. Mẹ chìm trong đêm tối, gió mưa tóc che lối con đi… Che từng căn nhà nhỏ. Xóa sạch vết con về. Mẹ ngồi dưới cơn mưa…”.
Mỗi buổi sáng, Ngân mặc chiếc áo dài trắng tinh tươm đến lớp, Ngân đồng hành với màu áo công nhân. Hai đứa cùng lứa tuổi nhưng lại có vai trò khác nhau trong xã hội, một là nữ sinh - một là công nhân...
Lần này là tập thơ - nhạc với 138 bài thơ và 30 bài nhạc ông tâm đắc và lựa chọn cho… đứng chung một tập. Tập thơ - nhạc chọn lọc “Tiếng chiều ngân xa” (NXB Trẻ, TP.HCM, 2013). Đọc thơ, nghe nhạc của ông vẫn là cảm xúc của tình yêu, của tuổi trẻ, của con người lạc quan yêu đời kiểu… bất chấp tuổi tác! Đúng là tình thơ, tình nhạc không có tuổi để ông viết lên những dòng này: Đi bên em anh rạo rực hồn thơ/ Đường phố cũ bỗng thơm nồng hoa sữa/ Như miên man chẳng biết về đâu nữa/ Ngả phố nào cũng sâu nặng tình xưa… (Nhớ về Hà Nội).
Quê T. ở miền Trung đầy nắng gió, gia đình T. thuộc hộ nghèo của xã, nhà lại đông anh em, dưới T. còn có 2 em đang tuổi ăn học. Học hết cấp 2, nhìn tóc ba thêm sợi bạc, đôi vai mẹ thêm gầy vì gánh nặng cơm áo, T. quyết định nghỉ học để lao vào cuộc mưu sinh. 15 tuổi, trong khi bạn bè được cắp sách đến trường thì T. làm quần quật từ sáng tới tối. Sáng phụ quán cà phê, trưa ở các quán cơm, chiều tối là quán hủ tiếu... Hai năm sau, 17 tuổi, T. đến Bình Dương làm công nhân, lương có khá hơn ở nhà, công việc cũng đỡ vất vả hơn. Làm chưa được bao lâu thì T. gặp chàng trai đồng cảnh xa quê, lại “tâm đầu ý hợp”, 2 người yêu nhau rồi cùng thuê nhà trọ sống chung khi T. mới 18 tuổi. Rồi họ cưới nhau, tiền lương 2 vợ chồng công nhân ban đầu đủ trang trải cuộc sống, nhưng khi đứa con đầu lòng chào đời T. phải nghỉ việc vì vi phạm Luật Lao động (lao động nữ không được phép sinh con trong 2 năm kể từ ngày ký hợp đồng).
Kim đồng hồ điểm 20 giờ 30 phút, khách trong quán thưa dần. Trước cổng quán, chiếc xe máy đã cũ của một thanh niên dừng vội, anh ta bước vào và đến từng bàn ăn mời khách mua những túi trái cây ướp lạnh. Sau khi bán cho một thực khách, trên nét mặt anh thể hiện niềm vui rõ mồn một, anh đã cảm ơn khách rồi nhanh chân lên xe đi bán tiếp tục. Người đàn ông khoảng 50 tuổi dẫn chiếc xe đạp từ từ vào quán cùng một người thanh niên bị tật, chống nạng từng bước khập khiễng mời khách mua vé số, rồi hai người họ cũng quay lưng đi sau những cái lắc đầu.
(BDO) Đó là một trong những ý kiến chỉ đạo của PGS-TS. Đào Duy Quát – Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đối với học viên các tỉnh thành phía Nam trong buổi lễ bế mạc lớp tập huấn “Quan điểm của Đảng về văn học nghệ thuật và hoạt động văn học nghệ thuật”.
Kim đồng hồ điểm 20 giờ 30 phút, khách trong quán thưa dần. Trước cổng quán, chiếc xe honda đã cũ của một thanh niên dừng vội. Anh ta bước vào và đến từng bàn ăn mời khách mua những túi trái cây ướp lạnh. Sau khi bán cho một thực khách, nét mặt anh thể hiện niềm vui rõ mồn một, anh đã cám ơn khách rồi nhanh chân lên xe tiếp tục đi bán. Người đàn ông trạc khoảng 50 tuổi dẫn chiếc xe đạp từ từ vào quán và một người thanh niên bị tật, chống nạn cũng từng bước khập khiễng mời khách mua vé số, nhưng rồi hai người họ cũng quay lưng đi sau những cái lắc đầu.
Khi về trường cũ lá me bay
(BDO) Từ ngày 25 đến 28-6, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức trại sáng tác cho hội viên thuộc Phân hội Văn học (văn, thơ, văn học dân gian…) tại Cà Mau. Đây là trại sáng tác hàng năm dành cho hội viên của hội. Có 24 hội viên chuyên ngành văn học tham dự trại lần này.
Mang khối lương tâm chạm với đời