Thương mại - Dịch vụ: Nâng chất theo hướng văn minh, hiện đại

Cập nhật: 07-10-2020 | 09:00:57

Trong những năm qua, bên cạnh sự phát triển nhanh về công nghiệp, lĩnh vực thương mại - dịch vụ của Bình Dương ngày càng được nâng chất theo hướng văn minh, hiện đại, thúc đẩy phát triển theo hướng gắn kết công nghiệp - đô thị - dịch vụ.

Bài 1: Nâng cao tỷ trọng

Phát huy lợi thế, tiềm năng

Sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Bình Dương đã có những bước phát triển kinh tế “thần kỳ”, để trở thành một trong những địa phương phát triển năng động của cả nước. Với 29 khu công nghiệp (KCN) đã đi vào hoạt động, trong đó nhiều KCN đã trở thành thương hiệu, Bình Dương thu hút được nhiều DN lớn, tập đoàn đa quốc gia đến đầu tư. Hiện Bình Dương đứng thứ 3 cả nước về thu hút vốn FDI. Số lượng doanh nghiệp (DN) trong tỉnh từ năm 2017 đến nay tăng gần gấp 1,5 lần, từ gần 30.000 lên gần 44.000. Cùng với công nghiệp, lĩnh vực thương mại dịch vụ đang có những chuyển biến tích cực, cả trong dịch vụ phục vụ công nghiệp, đô thị, giáo dục, đào tạo.

Theo đánh giá của ngành công thương, thương mại - dịch vụ của tỉnh ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế phát triển với nhiều loại hình phân phối như trung tâm thương mại, siêu thị, thương mại điện tử, hệ thống cửa hàng tiện lợi… Theo thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng bình quân 17,95%/năm, trong đó tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng bình quân 15,81%/năm. Hệ thống hạ tầng thương mại dịch vụ không ngừng được đầu tư, nâng cấp; phát triển nhiều loại hình phân phối với sự tham gia của các thương hiệu lớn cả trong và ngoài nước.

Lĩnh vực thương mại - dịch vụ của tỉnh phát triển theo hướng hiện đại, văn minh. Trong ảnh: Trung tâm Thương mại Aeon Mall Bình Dương. Ảnh: QUỐC CHIẾN

Ông Hồ Văn Bình, Phó Giám đốc Sở Công Thương, cho biết trong lĩnh vực thương mại, chất lượng hàng hóa, sản phẩm cung ứng cho nhân dân tiếp tục được cải thiện với sự gia tăng, phát triển của các cửa hàng tiện ích và trung tâm thương mại cao cấp. Hiện Bình Dương có 106 chợ, 3 trung tâm thương mại, 11 siêu thị, hệ thống các siêu thị mini, cửa hàng tiện ích phát triển... góp phần hình thành môi trường kinh doanh hiện đại, tiên tiến. Hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại được ngành công thương triển khai đồng bộ. Đặc biệt, các nội dung của Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam ký kết được chuyển tải nhanh chóng đến DN… Qua đó, góp phần hỗ trợ thiết thực cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN. Sở cũng đã và đang triển khai sàn thương mại điện tử, thực hiện chương trình hỗ trợ DN ứng dụng thương mại điện tử, triển khai đến DN nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh ký cài đặt phần mềm bán hàng thông minh...

Theo định hướng, giai đoạn 2021-2025, cùng với việc thu hút công nghệ cao, sản xuất tiên tiến, Bình Dương đồng thời tập trung vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh thương mại, dịch vụ chất lượng cao. Trong đó, ưu tiên các ngành dịch vụ hàm lượng chất xám cao, thương mại điện tử, thúc đẩy đầu tư tài chính, ngân hàng, công nghệ sáng tạo… Bình Dương cũng đặt nhiều kỳ vọng việc tăng cao tỷ trọng dịch vụ sẽ tác động trở lại, tạo động lực phát triển công nghiệp.

Hiện nay, ngành công thương triển khai đến các huyện thị xã, thành phố đề án phát triển mạng lưới chợ, siêu thị nhằm phát triển thương mại; phối hợp đẩy nhanh tiến độ đầu tư phát triển chợ còn chậm so với phân kỳ trong quy hoạch, nhất là chợ nông thôn, tạo lực đẩy cho phát triển kinh tế tại các địa phương.

Gắn kết công nghiệp - đô thị - dịch vụ

Theo đánh giá của cộng đồng DN, việc đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực thương mại - dịch vụ cao không chỉ tạo diện mạo mới cho tỉnh mà còn là điểm nhấn quan trọng góp phần thúc đẩy vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phát triển theo hướng gắn kết công nghiệp - đô thị - dịch vụ, thu hút các nhà đầu tư, nguồn nhân lực chất lượng ca

Theo định hướng, giai đoạn 2021-2025, cùng với việc thu hút công nghệ cao, sản xuất tiên tiến, Bình Dương đồng thời tập trung vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh thương mại, dịch vụ chất lượng cao. Trong đó, ưu tiên các ngành dịch vụ hàm lượng chất xám cao, thương mại điện tử, thúc đẩy đầu tư tài chính, ngân hàng, công nghệ sáng tạo… Bình Dương cũng đặt nhiều kỳ vọng việc tăng cao tỷ trọng dịch vụ sẽ tác động trở lại, tạo động lực phát triển công nghiệp.

Ông Yamamoto Kazuhito, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Taisei Bijutsu Printing (TX.Bến Cát), cho biết: “Chúng tôi mong muốn có những khu nhà ở cho người nước ngoài tiện nghi tại Bình Dương. Điều đáng mừng là hiện tại, Bình Dương có nhiều trung tâm mua sắm và bệnh viện lớn, cả những khu nhà ở đang được xây dựng. Tôi nghĩ rằng nếu một ngôi trường dành cho con em người Nhật được xây dựng ở đây, trong tương lai sẽ có nhiều gia đình người Nhật sẽ về sống ở Bình Dương”.

Ông Mai Hùng Dũng, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cho biết trong chặng đường tiếp theo, địa phương tiếp tục kêu gọi DN đầu tư vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ; phát triển thêm nhiều loại hình dịch vụ - giải trí như siêu thị, cửa hàng tự chọn, khu thể thao... Tỉnh đã và đang tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để các dự án đầu tư lớn về thương mại - dịch vụ triển khai đúng tiến độ; tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, quản lý thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả nhằm thực hiện hiệu quả chủ trương đưa thương mại - dịch vụ thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, tạo nền tảng vững chắc cho thu hút đầu tư trong giai đoạn mới.

Theo tiến sĩ Trần Du Lịch, Bình Dương cần đẩy mạnh đầu tư hạ tầng, thu hút thương mại - dịch vụ chất lượng cao để định hướng trở thành đô thị văn minh, hiện đại, là khu vực dịch vụ chất lượng cao cho toàn vùng Đông Nam bộ. Để hiện thực hóa mục tiêu trên, Bình Dương cần tập trung quy hoạch bổ sung tổng thể đô thị theo định hướng hiện đại, tiện ích với tuyến Metro kết nối với TP.Hồ Chí Minh; đồng thời thu hút mạnh về thương mại, công nghệ thông tin. Song song đó, Bình Dương cũng cần tập trung đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bổ sung chương trình dịch vụ cao cấp, đẩy mạnh chuỗi cung ứng, logistics, cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông đa dạng. Đặc biệt Bình Dương ưu tiên nguồn lực đẩy nhanh kết nối các vành đai, tuyến đường huyết mạch, cảng biển, sân bay quốc tế... từ đó lan tỏa khu vực Đông Nam bộ nói riêng và trong vùng kinh tế trong điểm phía Nam nói chung.(Còn tiếp)

TIỂU MY

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=765
Quay lên trên