LTS: Ra đời, lớn lên từ truyền thống mấy ngàn năm văn hiến và trưởng thành cùng dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, của dân tộc Việt Nam, “đứa con nòi của nhân dân lao động”, đồng hành qua 90 mùa xuân, đưa nhân dân Việt Nam từ nô lệ xiềng gông “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”, trải qua 2 cuộc kháng chiến thần thánh giành thắng lợi hoàn toàn, thu giang sơn về một mối. Tại Bình Dương, từ những “hạt giống đỏ” đầu tiên, tổ chức cơ sở Đảng đã bám rễ sâu trong nhân dân, không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, lãnh đạo phong trào cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Và, hành trình 90 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng đã khẳng định: Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 - 3.2.2020), Báo Bình Dương thực hiện loạt bài viết: “90 mùa xuân vững một niềm tin sắt son”
Bài 1: Vàng son một thuở anh hùng
Về thăm lại những “địa chỉ đỏ”, nơi đánh dấu sự ra đời của các chi bộ cộng sản đầu tiên trên địa bàn tỉnh (Đề-pô xe lửa Dĩ An và Bình Nhâm) những ngày này, chúng tôi cảm nhận trên khắp các nẻo đường, trong từng khu phố của phường Bình Nhâm (TX.Thuận An) và tại mỗi phân xưởng, bộ phận của Công ty Cổ phần Xe lửa Dĩ An (phường Dĩ An, TX.Dĩ An) đều sôi nổi khí thế thi đua mừng xuân mới, mừng Đảng quang vinh và đất nước đổi mới. 90 mùa xuân đã qua, nhưng sự kiện thành lập các chi bộ cộng sản đầu tiên tại Bình Dương vẫn còn vang vọng mãi trong lòng mỗi người dân và cán bộ, đảng viên tại các vùng đất cách mạng này. Phát huy truyền thống cách mạng, lớp lớp các thế hệ cán bộ, nhân dân nơi đây đã và đang cống hiến để làm rạng danh thêm vùng đất anh hùng.
Học sinh tham quan Công viên tượng đài Đề-pô xe lửa Dĩ An, một nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên tại Bình Dương
Là một trong những tổ chức ra đời sớm nhất của giai cấp công nhân Việt Nam, những người thợ Đề-pô Xe lửa Dĩ An luôn đi tiên phong trong các phong trào đấu tranh cách mạng. Nơi đây đã ghi dấu sự ra đời của Chi bộ Đề-pô Xe lửa Dĩ An, một trong những chi bộ đầu tiên của Xứ ủy Nam kỳ (tháng 1-1930). Lịch sử xây dựng và phát triển của Đề-pô xe lửa Dĩ An sau ngày chi bộ Đảng ra đời, cùng với việc thành lập Công hội Đỏ đã thắp lên ngọn lửa cách mạng, làm nên những chiến thắng vẻ vang cho đội ngũ công nhân Đề- pô Xe lửa Dĩ An.
Đó làcuộc đình công vào ngày 5-1-1930. Lúc ấy trời vừa tảng sáng, hàng trăm công nhân tập trung trước nhàmáy lãn công, phản đối tên đốc công Đu- Bec-gen đánh một công nhân thợsắt bịtrọng thương. Chủnhàmáy không lo cứu thương cho người bịnạn màcòn bênh vực tên đốc công. Dưới sựlãnh đạo của tổchức Công hội Đỏ, công nhân toàn nhàmáy ùa ra bãi công, đưa yêu sách đòi tên đốc công bồi thường tiền thuốc cho nạn nhân, đòi tăng lương, ngày làm 8 giờ, bỏchếđộlàm khoán, không được đánh đập công nhân. Nhiều công nhân còn bí mật dán bản yêu sách ngay trước cổng chính của nhàmáy, hoặc viết trên giấy rải khắp các phân xưởng, xóm thợvàphố chợDĩAn, ThủĐức. Lần đầu tiên nhân dân trong vùng thấy cờđỏbúa liềm phất phới bay trên các ngọn cây dọc đường vào nhàmáy. Cuộc đình công kéo dài suốt 5 ngày liền, cuối cùng Pháp phải nhượng bộtrước tinh thần đoàn kết, sựđấu tranh kiên cường của những người thợxe lửa DĩAn.
Theo ông Nguyễn Quốc Khang, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộĐường sắt Việt Nam, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Công ty Cổ phần Xe lửa DĩAn, sự ra đời của chi bộ Đảng ởĐề-pô Xe lửa Dĩ An là một bước ngoặt lịch sử, thể hiện sự thay đổi nhận thức của giai cấp công nhân miền Nam. Sự kiện chi bộ Đảng đầu tiên ra đời là minh chứng cho việc giai cấp công nhân đã thấm nhuần tư tưởng về cách mạng vô sản và sứ mệnh của giai cấp mình trên con đường phát triển. Những cuộc bãi công nổ ra liên tiếp sau đónhận được sự ủng hộ rất lớn của nhân dân địa phương và phong trào đấu tranh của công nhân Đề-pô Xe lửa Dĩ An đã gây được những tiếng vang nhất định trong phong trào công nhân cả nước, gây ra cho thực dân Pháp nhiều thiệt hại. Dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng ởĐề-pô Xe lửa Dĩ An, phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân đã góp phần vào thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam, đánh Pháp, đuổi Mỹ, giành thắng lợi vẻ vang cho dân tộc.
Đưa chúng tôi đi thăm điểm di tích nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên ởDĩ An, ông Nguyễn Tấn Nè, PhóBíthư Thường trực Đảng ủy Công ty Cổ phần Xe lửa DĩAn, cho biết: “Những ký ức lịch sửhào hùng ấy luôn khắc ghi vào tâm trí của những công nhân xe lửa hôm nay đểhọtựhào, phấn đấu thi đua lao động, sản xuất. Doanh thu năm 2019 của công ty ước đạt 261,100 tỷ đồng. Đảng bộ công ty có4 chi bộ trực thuộc với 72 đảng viên. Với mục tiêu lấy sản xuất, kinh doanh làm trung tâm, xây dựng Đảng làm then chốt, những năm qua Đảng ủy công ty thường xuyên đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đảng viên nhằm nâng cao sức chiến đấu, năng lực lãnh đạo của tổ chức Đảng”.
Ngọn đuốc soi đường
Men theo những con đường bê tông như dải lụa mềm vắt qua những vườn cây ăn trái xanh mướt, rộng mênh mông, chúng tôi về Bình Nhâm vào những ngày cuối năm. Ít ai biết những ngôi nhà khang trang với khu vườn cây ăn trái sum suê, trĩu quả ngào ngạt hương thơm bên dòng sông Sài Gòn hiền hòa, nên thơ này vào tháng 8-1930 đã ươm mầm cho Đảng, với sự ra đời của chi bộ Đảng đầu tiên gồm 6 đảng viên do đồng chíTrương Văn Phèn (thầy thuốc Ba Phèn) làm bíthư. Lịch sử Đảng bộ Bình Nhâm ghi dấu sự kiện ấy như một ngọn đuốc cósức lan tỏa lớn được thắp lên giữa đêm tối mịt mùng. Những lá cờ đỏ búa liềm phất phới bay trên những ngọn cây ven đường, thách thức sự lùng sục, đàn áp, khủng bố… của kẻ thù, đã bắt đầu chứng thực sự cómặt của Đảng Cộng sản Việt Nam tại vùng đất Bình Nhâm, Lái Thiêu.
Cùng với hai chi bộ cộng sản được thành lập ởđịa bàn giáp ranh, hai đầu phía bắc và phía nam của Thủ Dầu Một (PhúRiềng và Dĩ An) vào cuối năm 1929, đầu năm 1930 đã tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến phòng trào cách mạng ởThủ Dầu Một. Từđây, sức mạnh của độc lập, tự do, no cơm, ấm áo lan truyền như một mạch ngầm của đất đã được dân địa phương đón nhận, tin tưởng và quyết tâm theo Đảng đến cùng, ngay từnhững ngày tháng đầu tiên.
Sau khi thành lập, Chi bộ Bình Nhâm tiến hành tổ chức Nông hội Đỏ ởmột sốxã và Hội tương tế ởcác lòchén, lòđường, trại mộc… thu hút đông đảo quần chúng lao động tham gia. Đây là lực lượng sẵn sàng tham gia các cuộc đấu tranh. Dưới sự lãnh đạo của chi bộ, trong những tháng cuối năm 1930, 4 lần nhân dân ởđây tổ chức mít tinh, biểu tình, đưa đơn kiến nghị lên ban hội tề xã, sốlượng quần chúng tham gia đấu tranh không chỉ bóhẹp trong 4 xã mà còn mởrộng ra các xã Thuận Giao, Tân Khánh… Đáng chúýnhất là cuộc mít tinh kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga và ủng hộ Xô viết Nghệ Tĩnh nổ ra vào tháng 11- 1930, Chi bộ Đảng Bình Nhâm đã vận động được khoảng 200 người đến dự tại miếu Cây Đào, xã Thuận Giao, quận Lái Thiêu. Tại cuộc mít tinh, đồng chíNguyễn Văn Tiết đã thay mặt chi bộ nêu mục đích, ýnghĩa thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga 1917, đồng thời tốcáo tội ác của thực dân Pháp và kêu gọi nhân dân đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ.
Bình Nhâm hôm nay vẫn còn đónhững dấu tích ghi nhớ về một thời hào hùng cách mạng. Nổi bật là Khu di tích đền Bình Nhâm đã được đầu tư, tôn tạo trởthành “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, phục vụdu khách tham quan. Tròchuyện với chúng tôi, ông Phan Thái Sơn, Bíthư Đảng ủy phường Bình Nhâm, chia sẻ: “Vinh dự là nơi được hình thành tổ chức cộng sản đầu tiên của tỉnh Thủ Dầu Một xưa, cán bộ, đảng viên và nhân dân phường Bình Nhâm luôn tự hào, phát huy truyền thống cách mạng và đồng tâm xây dựng Bình Nhâm ngày càng phát triển”.
90 mùa xuân đi qua, quê hương Bình Dương gian lao mà anh dũng đã đổi mới nhưng những vàng son về một thuởanh hùng kể từngày những “hạt giống đỏ” đầu tiên được gieo xuống trên mảnh đất này vẫn còn được nhắc nhớ mãi đến mai sau. Hào khíấy vẫn là niềm tự hào của lớp người đi trước, tiếp nối trong lòng của thế hệ hôm nay và sẽ lấp lánh mãi trên quê hương anh hùng... (còn tiếp)
NGỌC THANH