Công nghiệp Bình Dương về đích trước kế hoạch

Cập nhật: 15-08-2019 | 09:53:27

Kỳ 1: Thu hút vốn FDI vượt chỉ tiêu

Nhờ tập trung, nỗ lực triển khai các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh do Chính phủ phát động, Bình Dương đã đạt kết quảvượt bậc trong thu hút đầu tư nước ngoài, góp phần để Bình Dương giữ vững tốc độ tăng trưởng cao trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng vàcả nước nói chung.

Vốn FDI vượt trên 24% kế hoạch 5 năm

Với lợi thế về hạ tầng khu, cụm công nghiệp hiện đại, cơ bản hoàn chỉnh, từ năm 2016 đến nay, mỗi năm Bình Dương đều thu hút trên 2 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Tính chung từ năm 2016 đến nay, tỉnh đã thu hút 8,68 tỷ USD vốn FDI, vượt 24,07% kế hoạch 5 năm 2016-2020 đã đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X. Tính đến nay, tỉnh đã thu hút trên 3.650 dự án FDI với tổng vốn đăng ký hơn 33,8 tỷ USD, đứng thứ 3 cả nước về thu hút vốn FDI.

Hoạt động sản xuất tại Công ty Tetra Pak (KCN Việt Nam - Singapore II) Ảnh: TIỂU MY

Còn theo Sách Trắng Doanh nghiệp (DN) Việt Nam do BộKếhoạch vàĐầu tư công bố, tính đến 31-12-2018 Bình Dương có 27.566 DN đang hoạt động, tốc độ tăng DN đứng đầu cả nước (thời điểm 31-12-2018 so với năm 2017 đạt 17,4%). Đa số các dự án đầu tư vào tỉnh được bố trí vào các khu, cụm công nghiệp. Các dự án lớn được cấp phép theo đúng định hướng kêu gọi đầu tư của tỉnh: Tập trung vào các nhà đầu tư lớn; sản phẩm của dự án là nguyên liệu cung cấp cho các ngành công nghiệp khác.

Đến nay, các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được quy hoạch và tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, tạo quỹ đất sạch đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư. Đến nay, toàn tỉnh đã triển khai 29 KCN với tổng diện tích 12.743 ha và 12 cụm công nghiệp với tổng diện tích 789,91 ha.

Thời gian qua, môi trường đầu tư của tỉnh được cải thiện ngày càng tốt hơn và hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Các ngành, lĩnh vực tỉnh cólợi thế được ưu tiên thu hút đầu tư như công nghiệp điện, điện tử, cơ khí, dược phẩm, hóa chất, thương mại - dịch vụ... tiếp tục được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh thu hút những dự án cóvốn đầu tư lớn như Công ty TNHH KyungBang Việt Nam (Hàn Quốc) đầu tư 40 triệu USD xây dựng nhà máy mở rộng tại Khu công nghiệp (KCN) Bàu Bàng, sản xuất các loại sợi và vải; Công ty TNHH Nội thất Lacouer Craft Việt Nam (Hồng Kông, Trung Quốc) đầu tư hơn 98 triệu USD xây dựng nhà máy tại KCN Bàu Bàng mở rộng, sản xuất đồ nội thất, trang trí nội thất, ghế sofa; Công ty Panasonic Life Solutions Việt Nam đầu tư 50 triệu USD, sản xuất các sản phẩm điện gia dụng tại KCN Việt Nam - Singapore…

Các DN FDI đánh giá cao môi trường đầu tư của Bình Dương. Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh mới đây, ông Sung Moo Hong, PhóTổng Giám đốc Tập đoàn Kolon (Hàn Quốc), cho biết qua thời gian đầu tư sản xuất, kinh doanh tại tỉnh với nhiều thuận lợi, tập đoàn dự kiến mở rộng nhà máy sản xuất tại Bình Dương nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Bảo đảm đúng định hướng

Theo ông Nguyễn Thanh Trúc, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, thu hút FDI vào tỉnh trong thời gian gần đây chủ yếu tập trung vào các KCN, phù hợp theo định hướng phát triển công nghiệp bền vững của tỉnh. Bên cạnh đó, chủ trương thu hút các ngành nghề cóhàm lượng công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, sản xuất sản phẩm cókhả năng cạnh tranh lớn của tỉnh đang phát huy hiệu quả. Nhờ đóđã góp phần đáp ứng nhu cầu cung cấp nguyên phụ liệu sản xuất cho DN trong nước, cũng như tạo giá trị xuất siêu cao (năm 2018 xuất siêu gần 5 tỷ USD; 6 tháng đầu năm 2019 đạt hơn 3,4 tỷ USD).

Những năm qua, Bình Dương đã trở thành điểm đến được ưu tiên lựa chọn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chỉ tính trong 7 tháng năm 2019, toàn tỉnh đã thu hút được 41.270 tỷ đồng vốn trong nước đăng ký kinh doanh, trong đócó3.804 DN thành lập mới với số vốn đăng ký 25.200 tỷ đồng, tăng 15% về số DN và tăng 26% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018. Các lĩnh vực bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến, chế tạo và xây dựng cósố DN gia nhập thị trường và đăng ký cao nhất so với các lĩnh vực khác.

Đặc biệt, nguồn vốn FDI vào tỉnh tiếp tục đúng định hướng và chất lượng ngày càng nâng lên. Các dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới chủ yếu thuộc các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thương mại - dịch vụ. Bên cạnh những dự án đầu tư mới, nhiều dự án được các DN giải ngân đẩy nhanh tiến độ xây dựng để đưa nhà máy sản xuất sớm đi vào hoạt động. Trong số này cóthể kể đến như dự án nhà máy sản xuất các sản phẩm điện, điện tử kỹ thuật cao của Tập đoàn TECO (Đài Loan, Trung Quốc) tại KCN Mỹ Phước III với tổng vốn đầu tư 50 triệu USD; nhà máy sản xuất hộp giấy tiệt trùng cóvốn đầu tư 120 triệu Euro tại KCN Việt Nam - Singapore II của Công ty Tetra Pak (Thụy Điển); nhà máy sản xuất máy móc công nghiệp, linh kiện và phụ tùng máy móc công nghiệp của Công ty TNHH Nakashima Việt Nam…

Ông Mai Hùng Dũng, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, PhóChủ tịch Thường trực UBND tỉnh, khẳng định trong thời gian tới tỉnh tiếp tục thu hút những DN FDI sử dụng ít lao động, cógiá trị gia tăng cao và địa điểm đầu tư là tại các khu, cụm công nghiệp, hạn chế đến mức tối đa việc đầu tư ngoài KCN. Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục tổ chức đối thoại với lãnh đạo các hiệp hội DN, hiệp hội ngành hàng, hội nghề nghiệp để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, yêu cầu của DN nhằm điều chỉnh, kịp thời tháo gỡ khókhăn, vướng mắc, cónhững giải pháp linh hoạt nhằm cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi nhất để DN đến đầu tư sản xuất, kinh doanh hiệu quả tại Bình Dương.

Kỳ 2: Sức hút từ thành phố thông minh

TIỂU MY

 

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=711
Quay lên trên