Năm 2022, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Phát triển công nghiệp (Sở Công thương) có kế hoạch hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT), từ nguồn vốn khuyến công thúc đẩy, tạo động lực để doanh nghiệp (DN) vượt qua khó khăn, tiếp tục phát triển.
Nghiệm thu dây chuyền sản xuất phân bón hữu cơ tại Công ty Cổ phần Quốc tế Hải Dương năm 2021
Nắm bắt tình hình thực tế
Theo bà Nguyễn Thúy Hằng, Phó Giám đốc Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Phát triển công nghiệp giai đoạn 2021-2025, Sở Công thương đã đề ra nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong hoạt động khuyến công để hỗ trợ các cơ sở CNNT phát triển. Trong đó, tập trung tăng cường tư vấn, có biện pháp hỗ trợ, khuyến khích giúp đỡ kịp thời cho các cơ sở CNNT trong quá trình lựa chọn hướng đầu tư phù hợp, triển khai đầu tư sản xuất; lựa chọn và tổ chức thực hiện chương trình, đề án khuyến công sát với thực tế và hiệu quả. Trung tâm xây dựng kế hoạch khuyến công bám sát vào kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương hàng năm và từng giai đoạn để triển khai thực hiện đúng tiến độ, mục đích và đạt hiệu quả cao. Trong đó, chú trọng đối tượng thụ hưởng đủ năng lực vàcác ngành nghề chủ lực phù hợp với tiềm năng, lợi thế của địa phương; nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công thông qua việc đẩy mạnh triển khai thực hiện 9 nội dung của Nghị định 45/2012/NĐ-CP về hoạt động khuyến công.
Hiện nay, trung tâm tích cực đi công tác cơ sở để nắm bắt tình hình thực tế, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của các cơ sở CNNT nhằm đề xuất chương trình hỗ trợ cho các cơ sở phù hợp với quy định của nhà nước. Qua đó, nắm bắt được tình hình các cơ sở CNNT, nhu cầu thực hiện các nội dung của chương trình khuyến công để đề xuất các nội dung thực hiện phù hợp với tình hình thực tế, kịp thời có ý kiến với các địa phương tháo gỡ khó khăn cho DN nhất là các DN mới đầu tư, đồng thời kịp thời điều chỉnh đối với các dự án chậm triển khai. Bằng các nguồn vốn khuyến công từ ngân sách Nhà nước, trung tâm hỗ trợ DN tập trung đầu tư, đổi mới ứng dụng máy móc, trang thiết bị tiên tiến nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất CNNT; kết hợp chặt chẽ giữa công tác khuyến công với xúc tiến thương mại, tích cực tạo điều kiện cho các DN tham gia các hội chợ, triển lãm ngoài tỉnh để tìm kiếm thị trường tiêu thụ, tạo sựphát triển cho DN. Bên cạnh đó, trung tâm hỗ trợ DN, cơ sở CNNT xây dựng thương hiệu, thiết kế bao bì, nhãn mác, mẫu mã sản phẩm đa dạng, phong phú... phù hợp thị hiếu người tiêu dùng nhằm nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, mở rộng và giữ vững thị trường tiêu thụ; tích cực trao đổi thông tin, học tập kinh nghiệm về chuyên môn, về việc xây dựng triển khai các đề án khuyến công của các tỉnh bạn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động khuyến công.
Theo ông Lê Thanh Vượng, Giám đốc Công ty Cổ phần Quốc tế Hải Dương, hoạt động khuyến công đã và đang phát huy hiệu quả, kịp thời hỗ trợ cho các cơ sởcông nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao năng suất vàchất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, tích cực xây dựng vàquảng báthương hiệu và tạo động lực đầu tư có hiệu quả vào hoạt động sản xuất CNNT, tạo sức lan tỏa từ chính sách khuyến công đối với nhu cầu của DN trên địa bàn. Năm 2021, qua đề án khuyến công hỗtrợ ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật đã tạo động lực để Công ty Cổ phần Quốc tế Hải Dương mạnh dạn đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất. Trong tình hình chung, sau dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, các DN rất cần sự hỗ trợ để phát triển. Và, chính sách của ngành công thương tạo ra một động lực lớn để DN phát triển, thể hiện sự quan tâm của chính quyền đến các DN vừa và nhỏ.
Tiếp tục thực hiện hiệu quả
Để tiếp tục thực hiện hiệu quả các hoạt động hỗ trợ DN trong thời gian tới, ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh, chỉ đạo các sở, ngành xem xét kinh phối hợp, nâng cao kinh phí hỗ trợ cho DN, hỗ trợ DN vượt qua khó khăn, đón cơ hội mới. Chủ tịch đề nghị với vai trò cơ quan chuyên môn, các ngành cần tham mưu UBND tỉnh thực hiện việc hỗ trợ DN trên cơ sở các quy định hiện hành. Theo đó, trọng tâm là hỗ trợ, thúc đẩy các DN nhỏ và vừa đổi mới công nghệ sản xuất, tăng cường chuyển đổi số để thích ứng với tình hình mới…
Theo ông Phạm Thanh Dũng, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Phát triển công nghiệp, năm 2022, để thực hiện có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ này, đơn vị sẽ tổ chức khảo sát năng lực công nghệ của DN, cơ sở thuộc nhóm ngành ưu tiên và tư vấn ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trước khi xây dựng đề án tại từng DN. Việc này nhằm khuyến khích đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, tăng tỷ lệ sản phẩm chế biến sâu, tạo giá trị gia tăng cao phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
Với phương châm “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19”, chương trình khuyến công sẽ tiếp tục đồng hành cùng các cơ sở CNNT theo nguyên tắc chủ động hướng dẫn, kịp thời hỗ trợ, nhằm giảm thiểu thiệt hại, tác động tiêu cực đối với DN, cơ sở CNNT thông qua việc đẩy mạnh triển khai các nội dung hoạt động khuyến công. Bên cạnh đó, khuyến khích các DN thông qua liên doanh, liên kết thực hiện chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Ngoài việc hỗ trợ DN một phần kinh phí đổi mới máy móc, công nghệ, một nhiệm vụ quan trọng của khuyến công địa phương là đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, điều hành sản xuất của chủ DN cũng như đào tạo người lao động tại mỗi DN có thể nắm bắt được các kỹ thuật mới, phù hợp với nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh theo kế hoạch được thống nhất.
Theo đó, năm 2022, trung tâm bám sát bối cảnh tình hình của địa phương, căn cứ các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình KCQG giai đoạn 2021- 2025 tại Quyết định số 1881/ QĐ-TTg ngày 20-11-2020 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để xây dựng chương trình khuyến công của từng địa phương cho phù hợp; tập trung nâng cao chất lượng khảo sát, xây dựng đề án nhằm huy động mạnh mẽ các nguồn lực để hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; hỗ trợ các ngành nghề, sản phẩm tiêu biểu phù hợp với tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của từng địa phương, tạo nhiều việc làm cho người lao động, tăng năng lực cạnh tranh cho sản phẩm; các ngành và sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao, giá trị xuất khẩu lớn trong chuỗi giátrịtừng ngành công nghiệp, khai thác triệt đểnhững thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứtư; chú trọng các giải pháp sản xuất kinh doanh phù hợp trong điều kiện thích ứng an toàn với diễn biến của dịch Covid-19.
Theo ông Lưu Trí, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cơ điện, sự hỗ trợ của Nhà nước là vô cùng cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến khó lường và có xu hướng kéo dài. Tuy nhiên, ông Trí mong muốn các ngành có sự thống nhất các nguồn lực để tăng kinh phí, thiết thực hỗ trợ cơ sở CNNT. Hiện nay, DN cần nhanh chóng chuyển hướng đi mới, thực hiện nhiều giải pháp để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, như đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử; chuyển đổi sản phẩm, dịch vụ chủ lực; tích cực tìm kiếm thị trường mới cho nguyên liệu đầu vào cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra... và nguồn kinh phí cần để thực hiện rất lớn. DN mong muốn các cấp ngành có sự phối hợp để DN được thụ hưởng tốt nguồn ngân sách Nhà nước, đồng thời giảm các thủ tục hành chính phải thực hiện.
TIỂU MY - HỒNG ĐÀO