Để trẻ em đến với nhà thiếu nhi

Cập nhật: 12-10-2012 | 00:00:00

Khắc phục khó khăn để phát triển

Hiện nay, bên cạnh hoạt động của hệthống cung văn hóa, NTN đáp ứng nhu cầu học tập, vui chơi của các em thìvẫn còn những cơ sở nằm ngoài hệ thống. Sự phát triển của những cơ sởnày làm cho số lượng trẻ em đến với NTN sụt giảm và vì sao NTN lại không đủ sức thu hút các em. 28 tỉnh, thành, khu vực phía Nam đã cùng ngồi lại bàn luận sôi nổi, đưa ra những nguyên nhân chủ quan, khách quan và cần khắc phục ngay để phát triển vững mạnh.

Một trong nhiều nguyên nhân mà các tỉnh, thành khu vực phía Nam đưa ra là cơ sởvật chất, trang thiết bịcũ, lạc hậu; chương trình chậm đổi mới, không phùhợp với xu thế phát triển thời đại; các cán bộ, nhân viên NTN chưa phát huy hết vai trò “vừa là thầy cô, vừa là anh chịphụ trách”; các mô hình hoạt động thiếu tính sáng tạo, nội dung giảng dạy, sinh hoạt đơn điệu, không phùhợp với yêu cầu của trẻ; đội ngũquản lý chưa thật sựsáng tạo, mạnh dạn trong đầu tư, thiết kế các mô hình phùhợp với sựphát triển của xã hội. Từnhững nguyên nhân này, hệthống NTN các tỉnh, thành khu vực phía Nam tựsoi rọi, khắc phục và hoàn thiện quy trình hoạt động của đơn vịmình để phát triển vững mạnh, xứng với tên gọi “Ngôi nhà chung” của thiếu nhi.

Những giải pháp chiến lược

Ông Phạm Ngọc Tuyền, Giám đốc NTN TP.HCM cho biết, hiện nay NTN TP.HCM đã thành lập được các trường tiểu học, năng khiếu mầm non theo hệ thống của ngành giáo dục trong NTN. Đây là một thiết chế mang tính pháp lý, bảo đảm số lượng trẻ thường xuyên tham gia học tập, hoạt động tại NTN. Chính lực lượng này là nòng cốt trong việc xây dựng các đội, nhóm giúp NTN chủ động trong công tác đào tạo bồi dưỡng năng khiếu, tổ chức các hoạt động tại đơn vịcũng như tham gia các hoạt động của khu vực và toàn quốc. Ngoài TP.HCM thực hiện tốt mô hình này, còn có Đồng Nai, Đà Nẵng, Kiên Giang, Phú Yên và một số tỉnh, thành khác.

Liên kết với ngành đào tạo khác trong hệ thống giáo dục chính quy là giải pháp quan trọng trong hệ thống 10 giải pháp mà các NTN khu vực phía Nam đưa ra. Mô hình này, giúp cho các NTN khai thác hiệu quả cơ sởvật chất hiện có, tăng phần thu sự nghiệp, mở rộng đối tượng đến với NTN, tạo mối quan hệ hoạt động quần chúng, khẳng định vai trò của NTN ở địa phương, trong cộng đồng, xã hội.

Từ 2 giải pháp trên, nhiều tỉnh, thành đã đưa ra ý kiến nên đầu tư cóchiều sâu cho trang thiết bị hiện đại mà tập trung chủyếu vào một số môn học phù hợp với nhu cầu của đông đảo thiếu nhi như: Ngoại ngữ, tin học, mỹ thuật, võ thuật... Những bộ môn này gắn liền với hệ thống quản lý chuyên ngành của Nhà nước, bảo đảm tính pháp lý, tạo niềm tin đích thực. Đây là mô hình có sức hút đông đảo thiếu nhi. Hay giải pháp xây dựng CLB, đội, nhóm chính quy, hiện đại, có màu sắc riêng. Đây là hạt nhân trong mọi hoạt động của NTN.

Ngoài các giải pháp trên, một sốgiải pháp khác cũng được các tỉnh, thành nêu ra để các đơn vị vận dụng như: Ưu tiên cho các đối tượng trẻ em được đào tạo miễn phí; Thường xuyên tổ chức văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao; Xây dựng đội ngũ giáo viên, cộng tác viên, cán bộ nghiệp vụ và quản lý giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, năng động, sáng tạo trong quá trình giảng dạy, giao tiếp với trẻ…

Mặc dù vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhưng với tấm lòng yêu trẻ, yêu nghề, các NTN khu vực phía Nam luôn khẳng định mình trong cộng đồng, xã hội, xứng đáng là mắt xích quan trọng trong hệ thống cơ quan, ban ngành ở địa phương.

K.HÀ

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên