Nhiều năm đồng hành
cùng người dân huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, mỗi hè tình nguyện đều đem lại ý
nghĩa thiết thực đối với các bạn sinh viên tình nguyện (SVTN) trường Đại học
Bình Dương. Hoạt động Hè tình nguyện theo địa chỉ đã trở thành một trong những
mô hình hiệu quả của Đoàn Trường Đại học Bình Dương nói riêng và Hội Sinh viên
tỉnh Bình Dương nói chung trong năm 2013.Đội hình SVTN trường Đại học Bình Dương tổ chức hàng năm thường
lựa chọn và thực hiện ở những địa chỉ quen thuộc, đó là hè tình nguyện tại huyện
Thới Bình (Cà Mau), huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) và phường Bình Chuẩn, TX.Thuận
An (Bình Dương).
SVTN Đoàn trường Đại học
Bình Dương tham gia mô hình Hè tình nguyện theo địa chỉ tại huyện Cao Lãnh (Đồng
Tháp) Các đội hình SVTN được phân chia theo nhóm và thực hiện theo
phương châm “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với người dân địa phương. Nội dung
chương trình thường tập trung vào các hoạt động tổ chức sinh hoạt và ôn tập hè
cho các em thiếu nhi trên địa bàn; giao lưu, học hỏi và tổ chức phổ cập tin học
căn bản cho đoàn viên (ĐV), thanh niên (TN) địa phương; phối hợp với ĐVTN địa
phương tham gia các hoạt động như làm đường giao thông, phát quang tuyến đường,
tuyên truyền về các lĩnh vực như bài trừ ma túy, sốt xuất huyết, ô nhiễm môi
trường; tham gia các hoạt động giao lưu, đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ các gia đình
có hoàn cảnh khó khăn, người gia đình neo đơn... Trong năm 2013, lực lượng SVTN
trường đã thực hiện công trình đổ trụ bê tông “Thắp sáng đường quê” dựng được
42 trụ và công trình đổ đá dài 1,2km ở xã Tân Nghĩa, huyện Cao Lãnh (Đồng
Tháp); đổ đá đường nông thôn và công trình bê tông hóa cầu nông thôn, nâng cấp
lộ giao thông nông thôn tuyến kênh An Phong - Mỹ Hòa dài 800m ở xã Phương Thịnh,
huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp)... Các hoạt động này đã thu hút trên 250 lượt ĐVTN
và sinh viên tham gia.Nói về mô hình Hè tình nguyện theo địa chỉ, anh Huỳnh Ngọc
Phú, Phó Bí thư Đoàn trường Đại học Bình Dương, cho biết chương trình Hè tình
nguyện theo địa chỉ đem lại hiệu quả rõ rệt, chủ động giải quyết tốt những vấn
đề mà chương trình thực hiện tại địa phương nơi ĐVTN đến, qua đó còn khơi dậy
phong trào vì cộng đồng cho thanh niên địa phương. Hoạt động này cũng giúp các
bạn ĐVTN và sinh viên học tập kinh nghiệm, kỹ năng mềm và tự rèn luyện bản
thân. Từ hiệu quả đó, mô hình cũng sẽ thu hút sự quan tâm của Ban Giám hiệu nhà
trường, các ngành và các nhà tài trợ góp phần đem lại hiệu quả cao cho chương
trình.T.THỦY – N.NHƯ