Bài 2: Hiệu quả từ các camera an ninh
Theo đề án xã hội hóa camera an ninh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025 của Công an tỉnh, trong 5 năm tới, dự kiến sẽ lắp đặt trong toàn tỉnh 1.380 camera ở các địa bàn, khu vực, tuyến đường trọng điểm; các hộ gia đình, cơ quan, doanh nghiệp cũng được vận động lắp đặt 1.872 camera an ninh. Khi hệ thống “mắt thần” này đi vào hoạt động sẽ giúp rất nhiều cho cơ quan chức năng trong việc xử lý, quản lý an ninh trật tự, an toàn giao thông.
Hình ảnh từ camera an ninh giúp cơ quan công an khám phá nhanh nhiều vụ án phức tạp. Ảnh: HƯNG PHƯỚC
Truy dấu tội phạm
Theo báo cáo của Công an tỉnh, 5 năm qua, nhiều địa phương đã làm tốt công tác vận động người dân lắp đặt camera. Điển hình như TX.Tân Uyên với 8.480 camera, TP.Thuận An với 2.035 camera và TP.Dĩ an gần 2.000 camera... Tổng cộng kinh phí được vận động để lắp đặt hệ thống “mắt thần” ở các địa phương hơn 18 tỷ đồng.
Thời gian qua hàng loạt vụ trọng án được cơ quan công an nhanh chóng làm rõ, một phần là nhờ vào hình ảnh từ các “mắt thần” ghi lại, phục vụ công tác điều tra. Cụ thể như vụ nổ tại trụ sở Cục Thuế Bình Dương. Theo hồ sơ của công an, ngày 30-9-2019 đã xảy ra vụ nổ làm một bức tường trong Cục Thuế tỉnh đổ sập, cửa kính bị vỡ. Lực lượng chức năng sau đó đã phong tỏa hiện trường, tích cực điều tra làm rõ vụ án. Qua công tác điều tra và trích xuất hình ảnh của các camera tại các khu vực có liên quan, cơ quan chức năng xác định vụ nổ xảy ra là do đối tượng khủng bố thực hiện nên đã khởi tố vụ án hình sự “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”. Cơ quan an ninh điều tra cũng đã khởi tố bị can đối với nghi can gây ra vụ án là Trương Dương (39 tuổi, ngụ phường Đông Hòa, TP.Dĩ An) về hành vi khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân.
Theo kết quả điều tra ban đầu thì Trương Dương đã gây nổ theo chỉ đạo của Lisa Phạm - là thành viên tổ chức khủng bố “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”, hiện đang định cư ở Mỹ.
Trước đó, ngày 25-10-2018, Công an Bình Dương đã bắt giữ Nguyễn Minh Hiếu (28 tuổi, ngụ TX.Thuận An), hung thủ đâm chết chủ quán nước tại ấp Bưng Còng, xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng vào chiều ngày 20-10 gây xôn xao dư luận. Đối tượng bị nhận diện và bắt giữ nhờ vào hình ảnh của camera an ninh.
Vào đầu tháng 9-2018, nhờ hình ảnh từ hệ thống camera, Công an Bình Dương đã bắt Đỗ Thế Hoàng (SN 1983, ngụ Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh), tạm trú tại phòng trọ thuộc phường Bình Nhâm, TP.Thuận An. Đây là đối tượng trong băng nhóm gây ra hàng loạt vụ đập kính xe ô tô trộm cắp tài sản xảy ra trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và TP.Hồ Chí Minh.
Trước đó, ngày 31-8-2018, tại bãi đậu xe của một quán ăn trên địa bàn phường Mỹ Phước, TX.Bến Cát xảy ra vụ đập kính xe ô tô trộm tài sản. Qua xác minh ban đầu, hệ thống camera an ninh tại quán ăn ghi nhận hình ảnh hai thanh niên chạy xe máy quanh ô tô. Cơ quan điều tra nhận định đây là nghi phạm gây ra vụ trộm nên tập trung tượng Đỗ Thế Hoàng chính là thủ phạm gây ra vụ đập kính xe trộm tài sản nói trên. xác minh và đã xác định đối
Mô hình hay cần nhân rộng
Từ năm 2015 đến nay, các địa phương đã vận động người dân, doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí lắp đặt gần 2.000 camera an ninh tại 78/91 xã, phường, trị trấn; ngoài ra còn vận động nhân dân, doanh nghiệp tự lắp đặt thêm 14.779 camera an ninh với tổng kinh phí hơn 18 tỷ đồng. Trong 5 năm qua, qua trích xuất dữ liệu hình ảnh từ camera an ninh đã giúp làm rõ 590/4.954 vụ phạm pháp hình sự, bắt giữ 428 đối tượng; giải quyết xử lý 830 vụ tai nạn, vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, xử lý 103 đối tượng có liên quan. Theo đánh giá, mô hình này đã phát huy hiệu quả, góp phần tích cực vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn, được người dân và các địa phương đồng tình.
Thượng tá Huỳnh Văn Sáng, Phó trưởng Phòng PV05 Công an tỉnh, cho biết thời gian qua phong trào gắn camera an ninh ở các địa phương được chú trọng. Camera được trang bị ở các khu vực phức tạp về an ninh trật tự, an toàn giao thông. Hình ảnh từ hệ thống “mắt thần” này được truyền về trụ sở công an địa phương hoặc nhà người dân. Khi xuất hiện tình huống, sự kiện bất ngờ, những hình ảnh được trích xuất từ hệ thống camera hỗ trợ rất nhiều cho công tác xác minh vụ việc. Tuy nhiên do hệ thống này được trang bị chưa đồng bộ, chất lượng chưa đồng nhất nên còn gặp không ít sự cố. Cụ thể như hình ảnh có nơi không đạt chất lượng, chất lượng “mắt thần” không bảo đảm... gây khó khăn cho công tác nghiệp vụ.
Chính vì thế đề án “Xã hội hóa camera an ninh” trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2020-2025 rất có ý nghĩa. Căn cứ vào đề án, Công an tỉnh đã tiến hành tập huấn về kỹ năng lắp đặt, quản lý, vận hành hệ thống camera, giới thiệu về tính năng của các loại camera; đồng thời, hướng dẫn về trình tự lưu trữ dữ liệu thu nhận từ hệ thống camera phục vụ trích xuất dữ liệu khi chuyển hóa chứng cứ đúng pháp luật.
Nội Đề án “Xã hội hóa camera an ninh” trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2020-2025 được triển khai thực hiện từ tháng 6-2020 đến tháng 12-2025 với 3 giai đoạn chính: Giai đoạn 1 từ tháng 6-2020 đến tháng 12-2020 là giai đoạn xây dựng và hoàn thiện các văn bản thực hiện, tổ chức hội nghị triển khai, các lớp tập huấn về giải pháp kỹ thuật, bảo đảm 13 xã, phường, thị trấn chưa lắp đặt camera an ninh phải vận động kinh phí để lắp đặt 100%. Giai đoạn 2 từ năm 2021 đến năm 2023 bảo đảm 91 xã, phường, thị trấn, đồn công an khu công nghiệp lắp đặt camera; vận động nhân dân lắp đặt 936 camera. Giai đoạn 3 từ năm 2023 đến năm 2025 dự kiến các địa phương sẽ lắp đặt gần 688 camera, vận động nhân dân lắp đặt gần 936 camera. |
Bài 3: Phát huy hiệu quả các mô hình tự quản
L.T.PHƯƠNG