Nông nghiệp phát triển, nông thôn khởi sắc

Cập nhật: 30-08-2022 | 09:16:54

Nhờ khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, nền kinh tế Bình Dương đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên hầu hết các lĩnh vực. Hòa chung với sức vươn đó, lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh cũng có nhiều dấu ấn tốt đẹp, hình thành nhiều khu nông nghiệp công nghệ cao (CNC), những vùng chuyên canh cây ăn trái có múi, chăn nuôi công nghiệp tập trung quy mô lớn đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.

Kỳ 1: Đột phá với nông nghiệp công nghệ cao

Xác định ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp là nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân, tỉnh đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó quy hoạch vùng sản xuất tập trung, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; thu hút doanh nghiệp vào đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp CNC…

Sức mạnh liên kết

Nắm bắt được lợi thế về đất đai, khí hậu cho việc trồng bơ Booth, ông Võ Văn Thành, ấp Cà Tong, xã Thanh An, huyện Dầu Tiếng đã trồng loại cây này trên diện tích cây cao su không còn cho năng suất cao. Sau 3 năm, 700 cây bơ Booth của gia đình ông Thành đã phát triển nhanh và cho năng suất cao. Trước khi quyết định trồng bơ Booth, ông đãtrực tiếp đi tham quan, học hỏi kỹ thuật trồng, chăm sóc tại các nhàvườn ở tỉnh Đắk Lắk. Ông Thành nhận thấy giống bơ Booth này không kén đất vàdễ trồng, ít bị sâu bệnh, vốn đầu tư không cao, lại phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai ở địa phương.

Dẫn chúng tôi dạo quanh vườn bơ đang giai đoạn sung sức và cho thu hoạch mùa đầu tiên, ông Thành vui vẻ giải thích thêm về ưu điểm của giống bơ này là cho thu hoạch sau vụ bơ chính khoảng 2 đến 3 tháng (tức là từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm). Đặc biệt, loại trái bơ này có vỏ màu xanh đậm, to và đều, ruột vàng, giá trị dinh dưỡng cao, trung bình khoảng 3 đến 5 trái/kg. Từnăm thứ3, vườn bơ đã cho thu hoạch. Vườn bơ của ông Thành được áp dụng quy trình thực hành tốt (VietGAP).

Đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tham quan Khu nông nghiệp công nghệ cao An Thái - Unifarm (xã An Thái, huyện Phú Giáo)

Do được chăm sóc tốt nên mỗi cây bơ Booth cóthểthu hoạch khoảng 100kg/năm. Hiện bơ Booth được thương lái thu mua với giá từ45.000 đồng/kg. “Từkhi hái xuống phải đến 10 - 12 ngày sau bơ mới chín cùng với hình thùtrái tròn, vỏ dày cứng và chắc nên bơ Booth rất thuận tiện khi vận chuyển. Giai đoạn đầu thu hoạch, vườn bơ đã đem về cho gia đình tôi trên 300 triệu đồng”, ông Thành cho biết thêm. Thời gian tới, gia đình ông sẽ mở rộng diện tích trồng bơ Booth theo phương thức trồng bơ xen với cây ổi ruby. Với mô hình này, trên một đơn vị diện tích người trồng có thể thu được nhiều sản phẩm, tăng thu nhập.

Ngoài hàng trăm mô hình nông nghiệp CNC, Bình Dương còn xây dựng, quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, đầu tư bài bản theo hướng hiện đại. Hiện đã có 4 khu nông nghiệp CNC, gồm: Khu nông nghiệp CNC Tiến Hùng (huyện Bắc Tân Uyên); Khu nông nghiệp CNC tại xã Tân Hiệp và Phước Sang (huyện Phú Giáo); Khu nông nghiệp CNC tại xã Vĩnh Tân (TX.Tân Uyên) và Khu nông nghiệp CNC An Thái (huyện Phú Giáo).

Ông Trần Thành Có, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Nhân Đức (xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên) cho biết năm 1982, ông đặt chân lên vùng đất xã Hiếu Liêm. Lúc đó, khu vực này chỉlà một khu rừng hoang rậm rạp. Sinh ra trong gia đình nông dân, lại từng làm việc tại hợp tác xã giống cây trồng từthời bao cấp, ông Trần Thành Có rất tự tin khi quyết định lập nghiệp tại đây. Qua khá nhiều mô hình làm nông nghiệp như trồng cao su, trại nuôi heo, nuôi gà... ông thấy hiệu quảkinh tế không cao. Đến năm 2011, ông quyết định chuyển đổi sang trồng cây có múi, bắt đầu với 7 ha cam, 4 ha bưởi. Sau khi nắm bắt được kỹ thuật, ông đã mạnh dạn vay 7 tỷ đồng từnguồn vốn của Liên minh HTX tỉnh để đầu tư phát triển mô hình này. Với công nghệ trồng mới, vườn cây được thiết kế mương liếp bảo đảm thông thoáng có lối đi để quản lý cây trồng, mật độ trồng thưa, bón lót phân hữu cơ, sử dụng giống cây sạch bệnh, chọn thời điểm xuống giống hợp lý để hạn chế sâu bệnh.

Đầu năm 2015, HTX thống nhất bắt đầu đi vào xây dựng kế hoạch sản xuất trồng cây ăn trái hữu cơ. Thường xuyên kiểm tra đánh giá theo mỗi chu kỳ sản xuất hữu cơ qua 3 tháng/lần của Hiệp hội hữu cơ trong nước và nước ngoài. Sau 3 năm, HTX Nông nghiệp Nhân Đức được công nhận và cấp thương hiệu logo cam, bưởi hữu cơ USDA Jarkartan - Hà Lan. Từđó sản phẩm hữu cơ của HTX được hiệp hội giới thiệu đến các cửa hàng ở TP.Hồ Chí Minh và TP.Hà Nội với giá bình quân cam sành 30.000 đồng/kg, cam xoàn 40.000 đồng/kg, bưởi 50.000 đồng/kg. Hiện nay, năng suất bình quân của vườn cây đã nâng lên 50 tấn/ha, mang lại thu nhập hàng tỷ đồng cho các thành viên. Tổng doanh thu của HTX trung bình đạt trên 30 tỷ đồng/năm. Ngoài ra, HTX còn đang trồng 26 ha mít Thái, đang phát triển xanh tốt và cho năng suất cao.

Sản xuất quy mô lớn

Trong số các khu nông nghiệp CNC, khu nông nghiệp CNC An Thái - Unifarm (xã An Thái, huyện Phú Giáo) là đơn vị đi đầu làm mô hình nông nghiệp CNC. Đến nay, An Thái cũng là khu nông nghiệp thành công nhất Bình Dương với các sản phẩm như chuối, nhãn, dưa lưới… đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP, không chỉnổi tiếng và chiếm lĩnh thị trường trong nước, mà còn có mặt ở nhiều thị trường nước ngoài như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan…

Hơn 12 năm hoạt động, Unifarm đã phủ xanh toàn bộ diện tích khu nông nghiệp với các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, có thị trường phù hợp, có khảnăng nhân rộng cho nông dân. Tại đây, hai mô hình chủ yếu là trồng dưa lưới trong nhà kín công nghệ Israel điều khiển tự động bằng máy tính theo tiêu chuẩn GlobalGAP cho doanh thu hơn 2 tỷ đồng/ha/ năm; mô hình trồng chuối già hương xuất khẩu đi Hàn Quốc, Nhật Bản cho doanh thu từ500 triệu đồng/ha/năm. Unifarm đã tạo việc làm ổn định cho hơn 500 lao động trong, ngoài tỉnh. Sau khu nông nghiệp ứng dụng CNC, Unifarm đã mở rộng sang một dự án trồng chuối xuất khẩu khác có quy mô hơn 1.300 ha tại huyện Dầu Tiếng. Unifarm cũng đã, đang tư vấn, chuyển giao công nghệ, liên kết bao tiêu cho nhiều đối tượng, từnhững nông dân sản xuất quy mô nhỏ đến những công ty lớn với quy mô trang trại lên đến vài ngàn ha tại Việt Nam. Hiện gần 30 cá nhân, đơn vị, trang trại liên kết hợp tác với Unifarm.

Trang trại của Công ty Cổ phần Anova Agri Bình Dương với diện tích 471 ha ở hai xã Phước Sang, Tân Hiệp đi vào hoạt động từnăm 2011. Ðến nay, công ty đã đưa vào ứng dụng CNC trong chăn nuôi bò sữa bằng phần mềm quản lý đàn tiên tiến của châu Âu, nuôi 1.500 con bò sữa cao sản với đàn bò giống được bảo đảm dòng gien thuần chủng, chất lượng cao từcon giống của các nước có nền chăn nuôi bò sữa phát triển tiên tiến như Thái Lan, Australia và New Zealand. Ứng dụng công nghệ cao từkhâu cho ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý đàn, khai thác vắt sữa, vệ sinh môi trường, chăn nuôi bò sữa CNC đã giúp cải thiện việc quản lý chi phí thừa, giảm chi phí không cần thiết, bảo đảm an toàn môi trường, giúp nâng cao sản lượng cũng như chất lượng dòng sữa nguyên liệu khai thác tại trại. (còn tiếp)

Trang trại 200 ha của Công ty Cổ phần Vinamit (xã Phước Sang, huyện Phú Giáo) đã đi tiên phong theo tiêu chuẩn organic (nông nghiệp hữu cơ), đạt chứng chỉ theo tiêu chuẩn Organic USDA (Bộ Nông nghiệp Mỹ) và Organic EU (Liên minh châu Âu) chứng nhận thực phẩm hữu cơ cao nhất hiện nay về thực phẩm sạch, chế biến sạch và môi trường trồng sạch từ năm 2016. Hiện sản phẩm organic của Vinamit gồm các loại rau, củ, quả được tiêu thụ rất mạnh ở thị trường trong nước và nước ngoài.

THOẠI PHƯƠNG

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=552
Quay lên trên