Tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp

Cập nhật: 17-07-2020 | 09:57:13

Khi dch bnh Covid-19 đang có nhng din biến phc tp trên thế gii, 6 tháng cui năm tnh s n lc trin khai các gii pháp h tr các cơ s sn xut, doanh nghip (DN), đ hoàn thành các ch tiêu kinh tế đã đ ra.

 Sản xuất gỗ tại Công ty Long Hao, KCN Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên

 Còn nhiều thách thức

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong 6 tháng đầu năm đã đạt được những kết quả khá tốt. Tăng trưởng kinh tế tuy có chậm lại so với cùng kỳ, nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng khá cao (6,73%). Bình Dương là địa phương có mức tăng trưởng cao nhất trong khu vực và cao hơn mức tăng trưởng bình quân chung của cả nước (1,81%).

Trong quý II-2020, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN, người dân từng bước đã được phục hồi và đi vào hoạt động ổn định. Cộng đồng DN trên địa bàn tỉnh đã chủ động, nêu cao tinh thần vượt khó, nỗ lực thích ứng với tình hình, duy trì sản xuất và ổn định việc làm, thu nhập cho người lao động.

Tuy vậy, nền kinh tế của Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng có độ mở cao và hội nhập quốc tế sâu rộng, đã và đang chịu nhiều tác động lớn từ dịch bệnh Covid-19. Sản phẩm công nghiệp của tỉnh hiện có đến 70-80% xuất khẩu sang 170 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Vì vậy, dịch bệnh Covid-19 dẫn đến giao thương với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ bị cản trở. Lượng hàng xuất khẩu giảm làm ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, gây khó khăn cho DN, ảnh hưởng đến đời sống công nhân lao động trong lĩnh vực công nghiệp của tỉnh.

Theo Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương, dự báo dịch bệnh Covid-19 sẽ tiếp tục phức tạp ở một số nước là thị trường chủ lực của ngành gỗ. Dù hiện nay các thị trường chính của ngành gỗ đã mở cửa trở lại song tình hình xuất khẩu cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều. Số lượng đơn hàng ký kết giảm, các đơn hàng gián đoạn tiến độ dẫn đến lượng hàng tồn kho lớn. Hiện nay, dòng tiền của các DN lại nằm trong hàng hóa, nguyên vật liệu nên rất khó khăn trong chi phí nhân công, kho bãi… Đối với các đơn vị giày da, may mặc xuất khẩu trên địa bàn, số đơn hàng đã bị cắt giảm từ 50% - 60%. Để giải quyết tình trạng này, các DN đang chuyển hướng sản xuất cho tiêu dùng nội địa, giãn thời gian làm việc nhằm giữ chân lao động và bảo đảm nguồn thu.

Theo lãnh đạo Sở Công thương, bên cạnh những nỗ lực hỗ trợ DN, ngành công thương đang thực hiện các chương trình kết nối tiêu thụ hàng hóa để mở rộng đầu ra cho DN thông qua các hội chợ đẩy mạnh chương trình người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, đưa hàng hóa Việt Nam đến với người tiêu dùng. Để hỗ trợ các DN xuất khẩu có đầu ra thuận lợi, tỉnh đã phối hợp với Bộ Công thương cung cấp những thông tin thị trường, hỗ trợ DN trên địa bàn tổ chức các hội chợ xúc tiến thương mại. Thông qua các chương trình khuyến công, ngành công thương cũng đưa ra các giải pháp giúp DN nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.

Tập trung hỗ trợ DN

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 39 khóa X (mở rộng) vừa qua, ông Trần Văn Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh nhấn mạnh 6 tháng cuối năm 2020 là khoảng thời gian đặc biệt quan trọng. Việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội trong 6 tháng không những để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của cả năm 2020, mà còn đặt nền móng quan trọng cho giai đoạn tiếp theo. Chính vì thế, các cấp, các ngành tiếp tục tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ “kép”, đó là vừa bảo đảm phòng, chống dịch bệnh Covid-19 có hiệu quả, vừa nỗ lực cao nhất để phục hồi và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Trong đó, để hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh, các cấp các ngành phải tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, bảo đảm sớm đi vào thực tế cuộc sống. Đồng thời giải quyết được những khó khăn cho người dân và thúc đẩy sản suất, kinh doanh của doanh nghiệp; kịp thời rà soát, kiến nghị tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và có những giải pháp hỗ trợ phù hợp với điều kiện của tỉnh.

Ông Trần Văn Nam nhấn mạnh để đón làn sóng đầu tư dịch chuyển ngoài vào Việt Nam, địa phương nhanh chóng tiến hành rà soát, hoàn thiện cơ sở pháp lý, gắn với đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng, mở rộng các khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch để tạo quỹ đất sạch chủ động đón đầu dòng dịch chuyển vốn đầu tư mới, đón cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do.

 TIỂU MY

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=466
Quay lên trên