Trao đổi nhiều cách làm mới, mô hình hiệu quả

Cập nhật: 28-06-2019 | 08:55:57

Hôm qua (27-6), tại Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019-2024, trong phần tham luận, các đại biểu đã trình bày nhiều cách làm hay, qua đó khẳng định vai trò quan trọng của MTTQ trong xây dựng Đảng, chính quyền, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và các hoạt động xã hội, từ thiện…

Đại biểu thảo luận tại tổ, chia sẻ những cách làm mới, mô hình hay. Ảnh: CAO SƠN

Đoàn kết xây dựng nếp sống văn minh

Xác định vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, trong nhiệm kỳ qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam TX.Dĩ An đã căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương, chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động (CVĐ) do MTTQ Việt Nam đề ra và hưởng ứng, như: CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”... Các phong trào thi đua đã thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong thị xã tham gia và đã mang lại nhiều kết quả thiết thực. Cụ thể, hệ thống MTTQ thị xã đã vận động nhân dân tham gia xây dựng 351 mô hình tự quản trên các lĩnh vực bảo vệ môi trường (BVMT), an ninh trật tự, an toàn giao thông, Câu lạc bộ Chủ nhà trọ, phòng chống tội phạm, “sáng-xanh - sạch - đẹp”, camera an ninh… với 27.174 thành viên; vận động nhân dân hiến đất, làm đường giao thông với kinh phí trên 5 tỷ đồng. Quỹ Vì người nghèo vận động được trên 4,7 tỷ đồng, chi hỗ trợ xây dựng nhà đại đoàn kết, thăm tặng quà tết cho hộ nghèo, cận nghèo, hỗ trợ khó khăn đột xuất, tặng học bổng cho học sinh nghèo hiếu học…

Tại các địa phương như TX.Thuận An, TP.Thủ Dầu Một, việc huy động sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc vào quá trình phát triển chung của địa phương đã được minh chứng bằng những cách làm hay. Ở TX.Thuận An, hưởng ứng CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, thị xã đã phát triển được 92 tổ tự quản BVMT với 5.657 thành viên nòng cốt ở 56 khu phố, ấp. Những tổ tự quản này thường xuyên tổ chức ra quân tuyên truyền, vận động nhân dân dọn dẹp vệ sinh môi trường nhân dịp lễ, tết, góp phần bảo vệ môi trường sống. Ở TP.Thủ Dầu Một, vai trò tham gia xây dựng đô thị văn minh của MTTQ các cấp đã gắn với Đề án thực hiện CVĐ “Xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị” của Thành ủy Thủ Dầu Một. Thời gian qua, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Thủ Dầu Một đã phối hợp các ngành liên quan tổ chức xây dựng và nhân rộng 119 mô hình tổ tự quản BVMT ở khu dân cư, trong đó, có 1 tổ tự quản BVMT, ứng phó với biến đổi khí hậu trong đồng bào công giáo và 1 tổ tự quản BVMT trong đồng bào Cao Đài. Hiện nay, 100% khu phố trên địa bàn có tổ tự quản BVMT ở khu dân cư. Các tổ tự quản ngoài công tác tuyên truyền vận động người dân nâng cao ý thức về BVMT còn gắn thực hiện các công trình cụ thể xây dựng tuyến phố xanh, thường xuyên ra quân tháo dỡ quảng cáo rao vặt sai quy định, dọn dẹp vệ sinh các tuyến hẻm, trồng cây xanh… tích cực góp phần thực hiện các tiêu chí xây dựng đô thị xanh, sạch, đẹp.

Hướng về cơ sở

Thời gian qua, các tổ chức thành viên MTTQ tỉnh đã hướng về cơ sở để hành động. Nếu như Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh có nhiều phong trào, như: Phụ nữ phát triển kinh tế, giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ, nói không với bạo lực gia đình... thì Liên đoàn Lao động tỉnh luôn đổi mới hình thức tập hợp công nhân lao động (CNLĐ). Các cấp công đoàn đã tập trung triển khai thực hiện chương trình phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở (CĐCS) với những giải pháp đa dạng, như tiếp xúc CNLĐ ở khu nhà trọ, ở bên ngoài doanh nghiệp để tuyên truyền về pháp luật lao động, về công đoàn, lợi ích của việc gia nhập công đoàn, cung cấp thông tin, tài liệu miễn phí; thành lập Ban vận động thành lập CĐCS để vận động và thu nhận đơn xin gia nhập công đoàn của CNLĐ, chuẩn bị việc tổ chức hội nghị để thành lập CĐCS. Kết quả, tính đến tháng 6-2019, toàn tỉnh có 3.547 CĐCS với 755.627 đoàn viên công đoàn/817.039 CNLĐ, trong đó có 2.771 CĐCS khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước, chiếm tỷ lệ 78% so với tổng số CĐCS, với 714.996 đoàn viên công đoàn /775.576 CNLĐ trong các doanh nghiệp có tổ chức công đoàn. Tỷ lệ đoàn viên trong các doanh nghiệp có CĐCS chiếm 92%.

Những bài học kinh nghiệm rút ra là hoạt động công đoàn phải xuất phát từ nhu cầu của đoàn viên và CNLĐ. Thực hiện tốt chức năng chăm lo, đại diện, bảo 

 đáng của đoàn viên, CNLĐ sẽ thu hút, tập hợp CNLĐ vào tổ chức và tích cực tham gia hoạt động của tổ chức công đoàn. Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn, đặc biệt là cán bộ chuyên trách công đoàn các cấp chuyên nghiệp, am hiểu về pháp luật và quan hệ lao động, có kiến thức, có kỹ năng hoạt động công đoàn, năng động, sáng tạo, có bản lĩnh chính trị, tâm huyết với tổ chức công đoàn và có uy tín với đoàn viên và CNLĐ sẽ góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại nơi làm việc, góp phần quan trọng vào việc phát triển bền vững kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và bảo đảm môi trường thu hút đầu tư của tỉnh. vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính

Liên đoàn Lao động tỉnh luôn xác định đổi mới tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động công đoàn là nhiệm vụ trọng tâm cần tiếp tục thực hiện trong thời gian tới nhằm xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, nghị quyết của tổ chức công đoàn và nghị quyết Đại hội MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương đề ra.

Hiệu quả trong công tác từ thiện, xã hội

Để làm tốt công tác từ thiện xã hội một cách có hiệu quả bền vững, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh có các cách làm, như: Tiếp tục kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của tinh thần từ bi, trí tuệ, góp phần phát huy sức mạnh đoàn kết. Tổ chức Phật giáo tại Bình Dương luôn gắn bó đoàn kết cùng MTTQ các cấp thực hiện tinh thần đem đến lợi ích chung, xây dựng mô hình bền vững thông qua công tác từ thiện cho từng cơ sở tự viện và đến các Ban Trị sự Phật giáo huyện, thị, thành phố. Cùng với đó là kêu gọi tăng, ni, đồng bào phật tử tiếp tục chung tay vào công tác từ thiện, nhân đạo, mỗi cơ sở tự viện sẽ có mô hình từ thiện đóng góp với cộng đồng địa phương nơi mình sinh hoạt phật sự trong tinh thần sống vì mọi người.

Trong 5 năm qua, Ủy ban Đoàn kết Công giáo (UBĐKCG) tỉnh đã bám sát tôn chỉ mục đích, đường hướng hoạt động của UBĐKCG Việt Nam, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, hướng dẫn động viên phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào Công giáo, hướng về cộng đồng dân cư, nhất là hoạt động xã hội từ thiện với tổng giá trị đã đóng góp cho các phong trào ở địa phương hơn 100 tỷ đồng. Để phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào Công giáo tại Bình Dương ngày càng phát triển sâu rộng, chất lượng, hiệu quả được nâng lên, UBĐKCG tỉnh và Ban Đoàn kết Công giáo các huyện, thị, thành phố phải thực sự là nòng cốt và đại diện cho phong trào thi đua yêu nước ở địa phương. Trong hoạt động bảo đảm giữ nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương, dân chủ và phối hợp hành động; đồng hành, đoàn kết, gắn bó với các tầng lớp nhân dân ở địa phương; phát huy được những mặt mạnh, tích cực và tính chủ động của từng xứ, họ đạo, cộng đoàn…

HỒ VĂN

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=353
Quay lên trên