Trao niềm tin, tạo động lực sống

Cập nhật: 02-06-2020 | 05:36:23

 Ai sinh ra cũng mong muốn được hạnh phúc đủ đầy nhưng với nhiều người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tưởng chừng như có lc gục ngã bởi sự khắc nghiệt của cuộc sống. Nhưng cuộc sống vẫn có những “phép màu” và ở Bình Dương, “phép màu” không đến từ “ông bụt, bàtiên”, mà đến từ tấm lòng ca những cán bộ công đoàn với mt nguồn quỹ có tên gọi Quỹ hỗ trợ công nhân lao đng (CNLĐ) có hoàn cnh đc bit khó khăn (HCĐBKK). Giá trị vật chất chưa hẳn lànhiều nhưng ý nghĩa lớn nhất của quỹ này chính là trao niềm tin trong cuộc sống để CNLĐ có đng lc vươn lên.

 Cán bộ Công đoàn tham gia đóng góp Quỹ hỗ trợ CNLĐ có HCĐBKK

 Những mảnh đời éo le

“Chị ơi, đúng là HCĐBKK thật! Những người mà em phỏng vấn đều có hoàn cảnh éo le. Cuộc sống đâu đó vẫn còn những mảnh đời bất hạnh”. Những lời tâm sự này xuất phát từ một đồng nghiệp khi chúng tôi cùng dự chương trình hỗ trợ tiền và quà cho CNLĐ cóHCĐBKK do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức. Quả đúng như lời đồng nghiệp của tôi nhận xét, trên những hàng ghế là những CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn, như chị Đào Thị Huỳnh Ương, công nhân Công ty Foster Việt Nam là một ví dụ.

Tâm sự về cuộc đời mình, chị Huỳnh Ương kể: “Năm nay, chị 45 tuổi. Chồng chị mất cách đây hơn 20 năm. Chị ở vậy, một mình nuôi con. Năm 2010, cuộc sống ở quê khó khăn, con thì cũng lớn dần nên chị quyết định gửi con ở quê rồi vào Bình Dương kiếm việc. Và chị gắn bó với Công ty Foster Việt Nam từ đó đến nay”. Những tưởng cuộc đời sẽ mỉm cười. Con lớn, chị an nhàn sống cuộc đời còn lại. “Đầu năm 2019, tôi thấy trên ngực mình có cục u, nó khác thường nên tôi đi bệnh viện khám. Cầm kết quả trên tay, tôi gần như ngã gục khi bác sĩ kết luận tôi bị ung thư vú giai đoạn 3. Tôi tuyệt vọng. Một mình đơn chiếc. Tiền bạc không có. Rồi đây tôi sẽ chống chọi với bệnh tật ra sao? Tôi trở thành gánh nặng của con tôi sao?”, chị Huỳnh Ương chia sẻ.

Ngồi cách chị Huỳnh Ương không xa, gương mặt khắc khoải của một nữ công nhân khiến tôi tò mò. Lân la hỏi chuyện, tôi biết chị tên Lê Thị Thắm, công nhân của Công ty Shang Hung Cheng (TP.Thuận An). Thay lời kể, chị đưa ra vài tấm hình nằm trong chiếc điện thoại. Một vết thương dài chạy dọc theo chính giữa bụng và đoạn cuối vết thương thủng một lỗ toang hoác. Chị Thắm nói: “Tôi bị khối u đầu tụy, mổ được hơn một năm rồi mà nó không lành. Đi khắp các bệnh viện, rồi chữa trị thuốc Nam mà vết thương vẫn vậy. Đau nhức hành hạ. Bác sĩ bảo đành phải chờ vào thời gian, chứ hết cách”.

Chị Thắm quê ở Thanh Hóa vào Bình Dương từ năm 1999. Như bao người xa quê, chị lấy chồng, sinh con và vẫn tá túc ở nhà trọ. Từ ngày chị phát bệnh, chồng chị phải nghỉ làm công ty, xin ra ngoài làm phụ hồ để có thời gian đưa đón, chăm sóc những ngày chị đi trị bệnh. Vì cuộc sống mưu sinh nên dù vết thương chưa lành, đau nhức, chị vẫn cứ phải gắng đi làm để được đồng lương nào hay đồng lương ấy. Chị Thắm nói bằng giọng buồn buồn: “Mỗi tháng gắng gượng lắm thì làm được 10 ngày. Công ty thấy thương tình nên cũng tạo điều kiện, cứ ngày nào cảm thấy ổn thì vô làm”.

Cuộc sống luôn có những tấm lòng

Hồi hộp, chờ đợi, chị Huỳnh Ương ngần ngại nói: “Anh Sang bên công Đoàn công ty dặn tôi hôm nay đi dựchương trình Tháng Công nhân, tôi được LĐLĐ tỉnh tặng 10 triệu đồng. Tôi nghe mà cứ tưởng là mơ. Từ sáng đến giờ, ngồi dự chương trình mà tôi cứ hồi hộp”. Rồi chị Huỳnh Ương lại xúc động: “Tôi cảm ơn mấy anh em bên công Đoàn công ty nhiều lắm! Anh Sang, rồi anh Thanh nữa… Từ ngày tôi bệnh, mấy anh tận tình giúp đỡ. Vừa kêu gọi anh chị em công nhân đóng góp hỗ trợ tiền, vừa bố trí công việc nhẹ nhàng hơn, phù hợp với sức khỏe. Tôi thực sự thấy mình vẫn còn may mắn. Nếu không có công đoàn, không có công ty, đồng nghiệp, không biết giờ này tôi đã ra sao rồi”.

Cầm số tiền 10 triệu đồng trên tay, chị Thắm cũng xúc động nói: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Với tôi bây giờ đây là cả một gia tài. Chỉ mong sao, một lần nữa phép màu lại xuất hiện cho vết thương tôi lành lại để tôi khỏe mạnh, trở lại làm việc như bao con người bình thường khác”.

Chị Huỳnh Ương, chị Thắm là 2 trong số94 anh chị em CNLĐ được nhận tiền hỗ trợ từ Quỹ hỗ trợ CNLĐ có HCĐBKK trong chương trình Tháng Công nhân năm 2020 - Công Đoàn làm theo lời Bác” mà tôi được gặp. Dù còn nhiều khó khăn phía trước nhưng các anh chị đã có thêm một niềm tin: Cuộc sống luôn có những tấm lòng vàngày mai sẽ tươi sáng hơn.

Giá trị của 1.000 đồng

Nhìn những CNLĐ nhận tiền hỗ trợ từ Quỹ hỗ trợ CNLĐ có HCĐBKK đi xuống từ bục hội trường, bà Trương Thị Bích Hạnh, Chủ tịch LĐLĐ, nói trong niềm vui vìđược chia sẻ: “Ý nghĩa lắm phải không mấy em? Tâm huyết của những cán bộ công đoàn đấy. Chỉ mong sao có thêm nhiều người ủng hộ để nguồn quỹ ngày càng lớn dần, để nhiều anh chị em CNLĐ có HCBĐKK được hỗ trợ nhiều hơn nữa”.

Tính đến nay, Quỹ hỗ trợ CNLĐ có HCĐBKK đã trao cho 124 trường hợp, với tổng số tiền 912 triệu đồng. Người được hưởng nguồn quỹ này là CNLĐ đang lm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hoặc đon viên công đon sinh hoạt tại cc công đon cơ sở thuộc LĐLĐ tnh có HCĐBKK do mắc bệnh hiểm nghèo, tai nn lao động, bệnh nghề nghiệp nặng và cc trường hợp tai nạn rủi ro đặc biệt nghiêm trọng hoặc tử vong. Hiện ti, số tiền hỗ trợ từ 4-10 triệu đồng tùy theo từng trường hợp.

Xuất phát từ nguyện vọng đó, thư ngỏ kêu gọi các tổ chức, cá nhân, công nhân, viên chức, lao động đóng góp xây dựng Quỹ hỗ trợ CNLĐ có HCĐBKK có đoạn viết: “Đối với người lao động, dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, song LĐLĐ tỉnh rất mong mỗi đoàn viên, công nhân viên, viên chức lao động cùng chung tay đóng góp thông qua công đoàn cơ sở với số tiền chỉ từ 1.000 đồng/ tháng để xây dựng nguồn quỹ”. “1.000 đồng/tháng”, số tiền rất nhỏ nhưng ý nghĩa rất lớn. Một con số khiến nhiều người sẽlắng lòng và chắc chắn con số thực tế mà mỗi đoàn viên, công nhân viên, viên chức lao động đóng góp sẽ lớn hơn rất nhiều. Và không ít CNLĐ hôm nay đi nhận tiền hỗ trợ đã thốt lên rằng: “Khi vềcông ty, tôi cũng sẽ tham gia đóng góp vào Quỹ hỗ trợ CNLĐ có HCĐBKK. Chỉ đóng góp 1.000 đồng mỗi tháng nhưng đồng nghiệp của tôi sẽ được tiếp thêm niềm tin và nghị lực sống giống như tôi đây”.

Được biết, Quỹ hỗ trợ CNLĐ có HCĐBKK đã được UBND tỉnh kýquyết định thành lập và đủ điều kiện hoạt động từ tháng 1-2020. Bên cạnh nguồn hỗ trợ ban đầu từ tài chính công đoàn số tiền 5 tỷ đồng, quỹ đã nhận được sựhỗ trợ từ ngân sách địa phương 2 triệu đồng/trường hợp và sự đóng góp ủng hộ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh với số tiền 850 triệu đồng. Và ngay trong chương trình “Tháng Công nhân năm 2020 - Công Đoàn làm theo lời Bác”, nhiều cán bộ công đoàn, đại biểu, khách mời, người lao động… đã đóng góp ngay tại chỗ, số tiền quỹ nhận được là gần 20 triệu đồng. Bà Trương Thị Bích Hạnh xúc động cho biết: “Số tiền đóng góp dùít hay nhiều đều là tấm lòng, là động lực để chúng tôi tiếp tục nỗ lực, cố gắng vì đoàn viên, CNLĐ”.

Giá trị vật chất từ nguồn quỹ đến với người lao động chưa hẳn là nhiều nhưng ý nghĩa lớn nhất chính là trao niềm tin trong cuộc sống để anh chị em CNLĐ có HCĐBKK có động lực vươn lên. Với ý nghĩa đó, chúng tôi tin rằng, nguồn quỹ sẽ ngày lớn mạnh để trở thành chỗ dựa cho CNLĐ có HCĐBKK…

 THU THẢO

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=456
Quay lên trên