Bài 19: Hồi ức của người chiến sĩ trinh sát kỹ thuật
50 năm trôi qua, nhưng ký ức của người lính già Ca Văn Ron (phường Bình Nhâm, TX.Thuận An) chuyên “ăn cơm dưới đất, nói chuyện trên trời”, cụm từ mà người ta hay dùng để chỉ những người chiến sĩ trinh sát kỹ thuật (TSKT) về một thời lửa đạn vẫn còn sâu đậm. Với phương tiện kỹ thuật hết sức thô sơ nhưng những người TSKT đã làm nên những câu chuyện thần kỳ. Họ đã cung cấp được những tin tức có thể đánh đổi bằng hàng ngàn sinh mạng nếu không nắm chắc được tình hình địch trong mỗi trận hành quân…
Ông Ca Văn Ron (hàng đầu, bên trái) giới thiệu về những phương tiện chủ yếu của những người TSKT “ăn cơm dưới đất, nói chuyện trên trời”. Ảnh: T.T
Hình ảnh người lính già cứ mân mê những cái máy móc cũ kỹ mà những gia đình trung lưu ngày xưa hay sử dụng như hệ thống vô tuyến điện sóng ngắn loại máy PRC25, hội thoại HT 10… ở phòng truyền thống của Đền tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ ngành quân báo biệt động tỉnh Bình Dương đặt tại phường Tân Hiệp, TX.Tân Uyên khiến mọi người chú ý. Như hiểu được ý của chúng tôi và mọi người xung quanh, người lính già năm xưa, bắt đầu câu chuyện của mình…
Năm 1968, ông Ca Văn Ron là chiến sĩ TSKT thuộc Quân báo Phân khu 5. Đơn vị của ông được phân công nhiệm vụnắm tình hình địch, nắm các căn cứ vị trí phòng thủ của địch để tham mưu cho Bộ Tư lệnh phân khu chuẩn bị chỉ đạo các đơn vị tác chiến và trực tiếp dẫn các đơn vị bộ đội vào đánh các mục tiêu đã được phân công. Cụ thể, đơn vị được phân công 2 trung đội với hơn 40 cán bộ, chiến sĩ đánh vào khu vực cầu Thị Nghè và cầu Phan Thanh Giản (nay là cầu Điện Biên Phủ). Khi ấy, đơn vị chiếm giữ một ngày một đêm chặn địch để cho các đơn vị lực lượng vũ trang tiến sâu vào nội ô Sài Gòn. Cuộc chiến diễn ra rất cam go, đến chiều ngày hôm sau cả đơn vị từ hơn 40 cán bộ, chiến sĩchỉ còn 9 người và được lệnh rút về khu vực cư xá Thanh Đa. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, ngay từ phút đầu nổ súng, trên đường phố Sài Gòn, khắp nơi tiếng súng tiến công đã vang rền. Lực lượng vũ trang, nhất là lực lượng biệt động của ta đã đồng loạt đánh vào các mục tiêu theo quy định như: Dinh Độc Lập, Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Bộ Tư lệnh Hải quân, sân bay Tân Sơn Nhất, Đài Phát thanh, Tòa Đại sứ Mỹ... Xung quanh Sài Gòn - Gia Định, các căn cứ quân sự, trụ sở quân đội và chính quyền Sài Gòn ở Biên Hòa, Bình Dương, Hậu Nghĩa, Long An... cũng bị quân ta tiến công.
Quay ngược thời gian trở lại ký ức những ngày mới thành lập bộ đội TSKT, ông Ca Văn Ron cho biết TSKT là một bộ phận đặc biệt của cơ quan Quân báo trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ ở Nam bộ, là tiền thân của Phòng Quân báo Quân khu 7 hiện nay. Trong chiến dịch xuân Mậu Thân năm 1968, đơn vị TSKT tham gia chiến đấu cấp tiểu đoàn. Ở chiến dịch này, mỗi mũi tiến công từ cấp tiểu đoàn bộ binh của ta đều có sự tham gia trực tiếp của đội TSKT để nắm tình hình địch từ cấp tiểu khu, quân khu và cả Bộ Tổng tham mưu địch trong các chiến dịch tiến vào Sài Gòn - Gia Định. Từ đó, lực lượng TSKT tiền phương nắm rất rõ kế hoạch hành quân, khu vực bắn pháo ở xung quanh Sài Gòn - Gia Định và các trục đường hành quân của ta.
Ngoài việc cung cấp thông tin về tình hình địch, ý đồ hành quân của địch ở mặt đất, bộ đội TSKT còn góp phần đặc biệt trong việc xác định toạ độ oanh kích của đối phương, kể cả ném bom rải thảm bằng B52. Những thông tin mà trinh sát bộ binh hay những đơn vị khác không thể làm được, thì đơn vị TSKT đã góp phần giúp cho các phân khu, Bộ chỉ huy chiến dịch hoạch định những đấu pháp hiệu quả trên chiến trường. Từ những thông tin chính xác, kịp thời đã giúp cho bộ đội tránh được những thương vong.
|
Ngoài việc cung cấp thông tin về tình hình địch, ý đồ hành quân của địch ở mặt đất, bộ đội TSKT còn góp phần đặc biệt trong việc xác định tọa độ oanh kích của đối phương, kể cả ném bom rải thảm bằng B52. Những thông tin mà trinh sát bộ binh hay những đơn vị khác không thể làm được, thì đơn vị TSKT đã góp phần giúp cho các phân khu, Bộ chỉ huy chiến dịch hoạch định những đấu pháp hiệu quả trên chiến trường. Từ những thông tin chính xác, kịp thời đã giúp cho bộ đội tránh được những thương vong. Đặc biệt, trong chiến dịch Mậu Thân 1968 đợt hai có sự tham gia trực tiếp của B52 rải thảm ở khu vực vành đai Sài Gòn - nơi có các hướng tập kết của bộ đội ta. Qua những thông tin từ sóng điện từ, TSKT tiền phương tại mặt trận đã kịp thời phục vụ cho phân khu, Bộ chỉ huy Miền nắm chắc thời gian hành quân, vịtrí đỗ quân, lực lượng tham chiến và tọa độ oanh kích của địch cho Bộ chỉ huy tiền phương hoạch định chiến thuật. Nhờ đó, lần đầu tiên ta diệt gọn hai tiểu đoàn địch và đánh diệt hiệu quả nhất tính đến thời điểm đó, mà góp công lớn chính là đội TSKT tiền phương đã nắm chắc địch trong mọi tình huống từ khi chiến dịch nổ ra đến khi kết thúc.
Giờ có dịp gặp lại những người đã đi qua chiến tranh trong Binh chủng TSKT, chúng ta phần nào đã cảm nhận sự vươn lên và trưởng thành của một đơn vị lần đầu tiên thành lập trong chiến tranh, nhằm đối trọng với phương tiện khí tài và tiềm lực chiến tranh hiện đại nhất của Mỹ - ngụy mà ngày nay người ta gọi là chiến tranh điện tử. Nhưng khi bắt tay vào nhiệm vụ, ngành TSKT với phương tiện chỉ là những chiếc máy vô tuyến thô sơ, là khí tài tịch thu được của địch hoặc những chiếc radio mà thuở ấy người ta thường thấy chúng có mặt ở những gia đình trung lưu. Nhưng đó là những phương tiện kỹ thuật giúp cho đơn vị TSKT làm nên những chuyện thần kỳ.
Ông Ca Văn Ron nói vui: “Thời ấy, người ta thường gọi những TSKT chúng tôi là những người ăn cơm dưới đất, nói chuyện trên trời. Bằng phương tiện hết sức thô sơ, dưới những ánh đèn dầu le lói giữa rừng già chiến khu, hay ở mặt trận Bộ chỉ huy tiền phương trong chiến dịch, đều có sựtham gia nắm tình hình địch của người lính TSKT. Chính từnhững ánh đèn khuya leo lắt giữa rừng trong mọi hoàn cảnh, họ đã giúp cho Bộ chỉ huy chiến dịch có những thông tin quý giá. Đây cũng là một lợi thế trong tác chiến, đặc biệt là chiến tranh đối trọng với lực lượng cơ động và tác chiến hiện đại. Những chiến sĩ TSKT đã cung cấp cho phân khu, Bộ chỉ huy Miền những tin tức đánh đổi bằng hàng ngàn sinh mạng, nếu không nắm chắc địch tình trong mỗi trận hành quân, ném bom của đối phương khi phát hiện vùng mục tiêu oanh kích.
Những người có mặt trong đơn vị xưa kia, cùng viết nên thành tích anh hùng, nay phần lớn đã rời quân ngũ, song tình cảm đồng đội cùng chung chiến hào năm xưa luôn mật thiết nối kết từng cá nhân mỗi khi có dịp gặp lại và cùng nhau ôn lại những chiến công một thời tuổi trẻ.
Ông Ca Văn Ron tự hào nói: “Chúng tôi, lớp người đã từng tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, ngày nay những người còn lại đều là cựu chiến binh về sinh hoạt tại các khu, ấp. Và dù ở vị trí nào, những người lính TSKT năm xưa luôn động viên nhau tham gia tốt các phong trào ở địa phương, tiếp lửa truyền thống cho thế hệ trẻ, giữ vững hình ảnh bộ đội Cụ Hồ trong lòng nhân dân...”. (còn tiếp)
TSKT Bộ chỉ huy Miền được thành lập năm 1963 với nhiệm vụ nắm tình hình, ý đồ tác chiến trước mỗi đợt hành quân, di chuyển quân địch. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, đơn vị TSKT ngày càng được tăng cường. Ngoài việc nắm bắt thông tin địch qua hệ thống vô tuyến từ trên không, lực lượng này còn tăng cường thêm việc thu tin, mã thám và cán bộ biết tiếng Anh từ nhiều nguồn. Các đơn vị được tổ chức hoàn chỉnh có đủ các bộ phận thu tin, mã thám, thông báo, có sóng ngắn, sóng cực ngắn để nắm tình hình địch. Nhờ làm tốt công tác nghiệp vụ, TSKT đã cung cấp nhiều tin tức quan trọng có chất lượng cao, từ đó giúp Bộ chỉ huy Miền phán đoán đúng tình hình, kế hoạch hành quân, bắn pháo của địch để có chủ trương, chính sách phù hợp.
NHÓM P.V