Hai cuộc chiến đi qua, biết bao lần địch chà đi xát lại, nhưng vùng đất Bình Dương vẫn tồn tại hiên ngang, lẫy lừng cả nước vì sự dũng cảm kiên cường, góp phần xây dựng nên truyền thống “miền Đông gian lao mà anh dũng”. Vượt qua bao mất mát đau thương do bom cày, đạn xới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân vàdân Bình Dương vẫn kiên cường, bất khuất lập nhiều chiến công hiển hách. Mùa xuân 1975, từ trong mảnh đất kiên trung này đã có nhiều cánh quân lớn thần tốc tiến về Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Bài 6: Nhớ mãi mùa xuân lịch sử
Bình Dương tổ chức duyệt binh kỷ niệm 40 Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2015). Ảnh: QUỐC CHIẾN
Gian lao mà anh dũng
Những địa danh Tam giác sắt, Chiến khu Đ, Đất Cuốc, Bông Trang, Nhà Đỏ, những Bàu Bàng, Dầu Tiếng đều ghi đậm những chiến công vang dội của quân và dân Bình Dương. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng bộ và quân dân Bình Dương đứng trước những thử thách lớn của chiến tranh ác liệt do Mỹ - ngụy và tay sai ở miền Nam gây ra, mà quy mô và mức độ tàn phá là vô cùng tàn khốc.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở miền Đông Nam bộ chính là sự đối đầu trực tiếp giữa quân xâm lược có tiềm lực quốc phòng, bộ máy tay sai, đàn áp lớn, có trang bị và phương tiện chiến tranh tối tân. Đảng bộ và quân dân Bình Dương cùng toàn miền Đông Nam bộ với lòng yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc, quyết tâm chiến đấu vì độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Trong cuộc chiến tranh một mất một còn đó, Đảng bộ tỉnh một lần nữa cho thấy tính sáng tạo trong vận dụng đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng, trong lãnh đạo, tổ chức thực hiện cuộc kháng chiến trên địa bàn.
Trong suốt giai đoạn kháng chiến, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, quân và dân Bình Dương đã vượt qua gian khổ, hy sinh, kiên cường và sáng tạo, nêu cao phẩm chất anh hùng cách mạng, phát huy thế tiến công, kết hợp ba mũi giáp công, ba vùng chiến lược, sáng tạo ra nhiều hình thức đấu tranh. Nhiều cách đánh độc đáo, từ du kích chiến đến vận động chiến, địa đạo chiến, đánh đặc công, đặc công thủy, kiên cường bám trụ, một tấc không đi, một ly không rời, bám thắt lưng địch mà đánh, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, cùng với miền Đông, quân và dân Bình Dương đã lập nên những chiến công hiển hách, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cách mạng, tiến tới giành thắng cuối cùng.
Theo đại tá Trần Ngọc Khưu, nguyên Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 3 cánh Dĩ An - Bắc Thủ Đức, cho biết trong chiến dịch mùa khô 1974-1975, miền Đông Nam bộ là nơi diễn ra đòn trinh sát chiến lược đường 14 - Đồng Xoài, lần đầu tiên giải phóng một tỉnh (Phước Long) của địch ở miền Nam, góp phần to lớn để Trung ương hạ quyết tâm nhanh chóng giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975. Miền Đông cũng là nơi diễn ra trận quyết chiến chiến lược cuối cùng với địch bằng chiến dịch Hồ Chí Minh thần tốc, táo bạo, dũng mãnh để làm nên chiến thắng lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Những chiến công chói lọi của Đảng bộ, quân dân miền Đông Nam bộ nói chung và Đảng bộ tỉnh nói riêng trong suốt những năm tháng chiến tranh giải phóng đã ghi đậm truyền thống “Miền Đông gian lao mà anh dũng”.
Nhớ mãi mùa xuân lịch sử
Chiến tranh đã kết thúc gần 45 năm, nhưng đến hôm nay, trong ký ức nhiều người vẫn còn khắc ghi mãi khí thế ra quân hào hùng, thần tốc, táo bạo, quyết chiến, quyết thắng trong chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân 1975.
Bà Đinh Thị Ẻn (tự Út Thảo) bồi hồi nhớ lại: “Cuộc đời tôi vào sinh ra tử rất nhiều lần, nhưng những ký ức về chiến dịch mùa xuân 1975 tôi không thể nào quên. Ngày 29-4-1975, lực lượng đơn vị đặc công thủy 113 đánh chiếm giải phóng hai ấp Gò Sỏi, Cầu Hang. Sáng ngày 30-4, tôi được phân công cùng tiểu đội du kích mật và một số cơ sở nòng cốt ở thị trấn, phối hợp với Đại đội đặc công 73 của tỉnh và Đoàn đặc công 113 (tất cả hơn 40 đồng chí), tấn công đánh chiếm chi khu quân sự Dĩ An. Trong lúc đó, chỉ hai đồng chí du kích đã xông thẳng vào căn cứ “Sóng Thần” của sư đoàn Thủy quân lục chiến. Tại đây hai chiến đoàn địch đang hỗn loạn tháo chạy. Hai chiến sĩ du kích vừa bắn chỉ thiên vừa gọi hàng. Thấy quân ta quá ít, bọn chỉ huy ngoan cố kêu gọi lính chống cự, nhưng binh lính không chống cự, bỏ súng ra hàng hơn 4.000 tên, có cả ban chỉ huy. Ta hoàn toàn làm chủ chi khu và căn cứ “Sóng Thần”. Du kích cùng cơ sở mật và quần chúng các xã quanh thị trấn kêu gọi địch ra hàng, truy bắt bọn ác ôn, chiếm giữ các công sở, trụ sở tề ngụy. Đến 19 giờ ngày 30- 4-1975, huyện Dĩ An hoàn toàn giải phóng”.
Trong khi đó, ởnội ô các thịxã, các tổchức quần chúng công nhân, nông dân, thanh niên, phụnữlàm nòng cốt phát động quần chúng nổi dậy, kết hợp với binh vận, tiến công vũtrang đánh chiếm hàng loạt đồn bót địch. Trong đêm 26, ta giải phóng xãBình Mỹ, mởđường cho các cánh quân tiến vềSài Gòn. Sau đó, các địa phương trên toàn tỉnh đẩy mạnh tiến công quân sự, kết hợp với mũi nổi dậy của quần chúng, bức rút nhiều đồn bót, phávỡ bộmáy tềxã. Đêm 27-4 khu Tam giác sắt An Điền, An Tây, PhúAn (Bến Cát) được hoàn toàn giải phóng; đêm 28 giải phóng xãPhúChánh (Châu Thành); ngày 29 giải phóng thịtrấn Tân Uyên vàcác xãtrong toàn huyện.
10 giờsáng 30-4, ta làm chủnội ô thịxã. Cuộc tiến công và nổi dậy quân dân Thủ Dầu Một từ khi ta nổ súng tiến công Dầu Tiếng (10-3-1975) đến ngày toàn thắng (30-4-1975) diễn ra đúng 52 ngày đêm. Đến 19 giờ ngày 30-4-1975, tỉnh Thủ Dầu Một hoàn toàn giải phóng.
Ngày 30-4-1975 đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như bản anh hùng ca vĩ đại nhất, huy hoàng nhất, kết thúc cuộc trường chinh suốt 30 năm chống hai đế quốc xâm lược, hoàn thành trọn vẹn cuộc cách mạng giải phóng dân tộc dưới sựlãnh đạo của Đảng. Từ đó, “giang sơn thu về một mối, Bắc Nam sum họp một nhà” như mong muốn của Bác Hồ để lại trong Di chúc, trước lúc Người đi xa.
Ông Nguyễn Thạnh, Chủ nhiệm Câu lạc bộTruyền thống cách mạng Dĩ An, một trong những người từng sống và chiến đấu trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, cho biết: “Từ chiến dịch tổng tiến công Mậu Thân 1968 đến chiến dịch mùa xuân 1975, tất cả đều diễn ra vô cùng ác liệt. Kẻ thù đánh phá, ra sức kìm kẹp, bắt bớ cán bộ mật của ta. Chúng càng tàn bạo, ác ôn thì ta càng đánh táo bạo, ác liệt hơn nữa. Bộ đội của ta đã đánh thọc sâu vào hang ổ để buộc chúng bỏ chạy, thu về nhiều chiến lợi phẩm; thọc sâu vào các đồn, bót để diệt ác ôn. Ở mỗi giai đoạn chiến tranh, khắp mọi nơi trên quê hương Bình Dương đều diễn ra ác liệt với nhiều tổn thất hy sinh, nhưng ở bất cứ đâu cũng thể hiện rõ nét tư tưởng tiến công, quan điểm bạo lực cách mạng và tính linh hoạt sáng tạo của Đảng bộ và quân dân toàn tỉnh. Nhờ có Đảng lãnh đạo, có đường lối đúng, nhân dân tham gia, đóng góp và tận tình nuôi dưỡng, chúng tôi mới hoàn thành nhiệm vụ cách mạng giao cho”. (còn tiếp)
NGỌC THANH