Phát huy vai trò của nữ công nhân lao động (CNLĐ) trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, các cấp chính quyền, đoàn thể, các tổ chức công đoàn, các công ty, xí nghiệp luôn tạo điều kiện tốt nhất cho họ. Không chỉ tổchức các hoạt động tư vấn, khám sức khỏe sinh sản (SKSS) màcòn thực hiện một sốquy định của Bộluật Lao động liên quan đến lao động nữ.
Tư vấn tại công ty
Từ sáng sớm, hội trường sinh hoạt của Công ty TNHH Ever Tech Plastic Việt Nam (TX.Tân Uyên) có rất đông công nhân xưởng sản xuất đến tập trung. Ai cũng vui, một số công nhân đến gặp chúng tôi và nói: “Đã quen việc sản xuất trong nhàmáy, tuy nhiên khác với mọi ngày, hôm nay nhiều công nhân đãdậy sớm có mặt tại công ty để tham dự chương trình tư vấn, chăm sóc SKSS”. Chương trình do Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp với Trung tâm Chăm sóc SKSS tỉnh tổ chức cho hơn 500 nam, nữ CNLĐ trong xưởng sản xuất Công ty TNHH Ever Tech Plastic Việt Nam.
CNLĐ Công ty TNHH Ever Tech Plastic Việt Nam đặt câu hỏi về kiến thức sức khỏe sinh sản
Tại buổi tư vấn, các chị em công nhân đã được hướng dẫn những kiến thức cơ bản trong việc chăm sóc SKSS trước, trong vàsau khi mang thai. Hiện nay, nữcông nhân đang gặp rất nhiều vấn đềvềdinh dưỡng trước, trong và sau khi mang thai. ChịNguyễn ThịSáu, công nhân chuyền gò cho biết: “Do phải làm việc tăng ca để có thêm thu nhập, công nhân chúng em không có thời gian chuẩn bị bữa ăn đủdinh dưỡng cho bản thân, trong khi tài chính lại hạn hẹp. Trước đây khi mang thai bé đầu em không tiêm phòng kiểm tra sức khỏe trước khi sinh nên bây giờ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của bé”. Dinh dưỡng là yếu tố quyết định sựphát triển của bào thai, hình thành và phát triển não bộ, hoàn thiện hệthần kinh, tạo ra sữa vàđóng vai tròquyết định sựlớn lên của trẻ sau khi sinh ra. Trong thời gian mang thai, một sốchịem kiêng cữnên không bổsung đủvitamin và khoáng chất cho thai nhi.
Cũng tại buổi tư vấn nhiều câu hỏi, thắc mắc của các chị em xoay quanh các vấn đề: Các biện pháp tránh thai, trước khi mang thai, quátrình mang thai… đãđược báo cáo viên trả lời tỉ mỉ, tận tình. Bác sĩ Võ Nguyên Diễm Thy, Phó Giám đốc Trung tâm Chăm sóc SKSS cho biết, qua khảo sát gần đây của ngành vẫn còn một bộphận lao động nữchưa cógia đình thiếu kiến thức vềSKSS. Thời gian tới, đểnâng cao hiệu quảtruyền thông cho các đối tượng, ngành sẽ đẩy mạnh hơn nữa công tác phối hợp với các ngành, tổchức chuyên đềvềSKSS, truyền thông, tư vấn và thăm khám cho nữCNLĐ tại các công ty, khu công nghiệp. Mặt khác, các công ty, chính quyền địa phương cần tổchức nhiều hơn nữa các buổi truyền thông vềdinh dưỡng, chăm sóc SKSS tình dục, lồng ghép chương trình giáo dục SKSS vào chương trình đào tạo nghềtại nơi làm việc cho công nhân.
Chăm lo cho lao động nữ
Toàn tỉnh hiện cóhơn 1 triệu lao động làm việc trong các doanh nghiệp; trong đólao động nữchiếm 53,74%, tập trung nhiều nhất là các ngành may mặc, giày da. Trong quá trình thực hiện Bộluật Lao động, các doanh nghiệp đã bảo đảm cho lao động nữcócuộc sống ổn định, được bố trílàm việc ởvị tríphù hợp. Nhiều doanh nghiệp đã trích quỹ phúc lợi hàng chục triệu đồng đểxây dựng nhà tắm, nhà vệsinh, nơi thay quần áo cho phụ nữtrước và sau giờlàm việc, phụ nữcóthai được đi khám định kỳ và làm công việc nhẹhơn, nghỉ60 phút/ngày trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, nghỉ30 phút/ngày trong thời gian kinh nguyệt. Một số doanh nghiệp cóđông lao động nữđã xây dựng và tổchức các lớp giữtrẻ hoặc hỗ trợmột phần chi phícho con em lao động nữ. Ngoài các chế độtheo pháp luật quy định, một số doanh nghiệp còn trợcấp cho lao động nữkhi sinh con góp phần ổn định tình hình quan hệlao động, tăng thu nhập, cải thiện đời sống và giải quyết việc làm cho lao động nữ. Mặt khác lao động nữtrong các doanh nghiệp cũng được đào tạo nghề, được học tập nâng cao kỹ năng vềquản lý, rèn luyện tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động.
Song song đó, các hoạt động của tổchức công đoàn cơ sởcũng đẩy mạnh tuyên truyền, vận động chủ nhàtrọgiảm tiền thuê nhà trọ cho nữCNLĐ cóhoàn cảnh khókhăn, quyên góp giúp đỡ nữcông nhân khi đau ốm, hiếu hỉ. Hay vào dịp lễ, tết các công đoàn cơ sởcòn tổchức hoạt động văn hóa văn nghệ, vui chơi giải trílành mạnh; thăm, tặng quà cho nữcông nhân cóhoàn cảnh khókhăn không cóđiều kiện vềquê ăn tết, hỗ trợvéxe cho CNLĐ vềquê đón tết; tổchức mô hình tết sum vầy, vận động chủnhà trọ cho nữmượn đất đểchị em công nhân trồng rau cải thiện bữa ăn gia đình… Những hoạt động ấy không chỉgóp phần động viên tinh thần mà còn nâng cao kiến thức pháp luật, SKSS cho chị em phụ nữ.
Trao đổi với chúng tôi, bàNguyễn Hoàng Bảo Trân, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh cho biết: “Thời gian qua, Bình Dương cóchính sách huy động các doanh nghiệp từng bước xây dựng nhà mẫu giáo, nhà ở, khu vui chơi giải trícho công nhân ởcác khu công nghiệp, miễn giảm thuế cho doanh nghiệp sử dụng lao động nữ. Đặc biệt Liên đoàn Lao động tỉnh đã chỉ đạo, định hướng cho các cấp công đoàn cơ sở đưa kiến thức vềchăm sóc SKSS vào sinh hoạt định kỳcủa tổ chức công đoàn; vận động người sửdụng lao động tạo điều kiện đểnữ CNLĐ tìm hiểu kiến thức vềSKSS/Kế hoạch hóa gia đình, đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền để CNLĐ hiểu vàtự nguyện tham gia”.
KIM HÀ