Bình dị, dám nghĩ, dám làm là cảm nhận của đồng chí Hồ Minh Phương, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh về nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải - một trong những nhà lãnh đạo tiên phong trong giai đoạn đất nước đổi mới, hội nhập kinh tế. Đặc biệt, trong giai đoạn đồng chí Phan Văn Khải là Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, rồi là Thủ tướng Chính phủ, với nhiều điều kiện thuận lợi được Chính phủ tạo ra, Bình Dương đã nhanh chóng vận dụng, nắm bắt để phát triển mạnh mẽ, rồi vươn tầm như ngày hôm nay.
Đồng chí Phan Văn Khải (thứ 3 từ phải sang) thăm Khu công nghiệp Đồng An (tháng 12-2005). Ảnh: XUÂN LỘC
Tin nhắn đặc biệt
Tiếp chúng tôi bằng giọng trầm buồn của một người như vừa mới mất đi người thân, đồng chí Hồ Minh Phương, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh đưa cho tôi xem dòng tin nhắn và nói: “Đây là facebook của một người mới gửi cho tôi sáng nay: “Tại Hội nghị Chính phủ tháng 12-2003, sau khi kết luận hội nghị, Thủ tướng nói: Hội nghị Chính phủ năm sau sẽ vắng Út Phương (Chủ tịch Bình Dương) và Bảy Nhị (Chủ tịch An Giang) vì sẽ về hưu, nên sẽ rất buồn, vì hội nghị có hai người luôn rất vui! Tại hội nghị này chúng ta xem như chia tay hai người”. Và đồng chí Hồ Minh Phương kể tiếp: “Không chỉ từ khi làm Thủ tướng mà từ khi còn là Phó Thủ tướng Thường trực, khi còn là tỉnh Sông Bé, thì nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải luôn dành cho Sông Bé - Bình Dương những lời tốt đẹp. Trong những hội nghị Chính phủ thường niên, Sông Bé, rồi sau này là Bình Dương luôn được nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải nêu gương. Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải hay nhấn mạnh, cùng một Nghị quyết của Đảng sao Bình Dương làm được mà các tỉnh khác không làm được. Nguyên nhân do đâu? Do chúng ta không mạnh dạn, không dám đột phá, không dám “phá rào”… Lãnh đạo tỉnh Bình Dương biết chớp thời cơ để phát triển kinh tế. Bình Dương không có lợi thế về cảng biển, sân bay… nhưng nhờ có tầm nhìn, dám nghĩ, dám làm nên có đột phá về kinh tế, nhất là thu hút đầu tư nước ngoài, mở khu công nghiệp và điểm nhấn là Khu liên hợp công nghiệp, dịch vụ, đô thị làm điểm cho cả nước”.
Ngoài phát triển kinh tế, thu hút đầu tư trong và ngoài nước, phát triển các khu công nghiệp, Bình Dương cũng được nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đánh giá cao trong xây dựng cơ bản. Đồng chí Hồ Minh Phương nói: “Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải nhiều lần đánh giá, Bình Dương đóng góp nhiều cho ngân sách, nhưng hãy xem họ đầu tư xây dựng cơ bản; xây dựng có trọng tâm, trọng điểm. Trong khi nhiều tỉnh khác, phải sống bằng nguồn ngân sách Trung ương rót về nhưng đầu tư dàn trải, lãng phí”.
Theo đồng chí Hồ Minh Phương, dấu ấn trong thời gian đương nhiệm, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải không gắn với những công trình “hoành tráng”, mà luôn đầu tư công sức và dành nhiều tâm huyết vào hoàn thiện các thể chế để tạo sự tăng trưởng ổn định cho nền kinh tế, tạo động lực cho phát triển kinh tế đất nước một cách bền vững. Điển hình là đồng chí chỉ đạo cho ra đời Luật Doanh nghiệp năm 1999. Cho đến bây giờ, nhiều chuyên gia quốc tế khi đánh giá về quá trình 30 năm đổi mới của Việt Nam, họ vẫn cho rằng Luật Doanh nghiệp năm 1999 là cú hích, là sự đột phá lớn nhất mà Việt Nam có được về thể chế. Sau Luật Doanh nghiệp 1999, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã đề nghị các nhóm chuyên gia, các bộ ngành tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hoặc sửa đổi hàng loạt các bộ luật khác theo tinh thần đổi mới. Có nghĩa là tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho người dân, giải phóng sức dân để huy động các nguồn lực nội địa vào phát triển kinh tế. Cũng nhờ sự cải cách thể chế thông qua việc cải cách luật pháp mà Việt Nam vừa có thêm động lực tăng trưởng mới cho doanh nghiệp tư nhân trong nước, vừa giúp cho chúng ta thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997.
Mỗi ý kiến chỉ đạo luôn khiến người ta thấy như được thôi thúc làm việc và làm việc ngay...
Trở lại với sự phát triển của Bình Dương, đồng chí Hồ Minh Phương cho rằng: “Nhờ những cải cách về thể chế, cộng với một Bình Dương dám nghĩ, dám làm, chúng ta mới có ngày hôm nay”. Đồng chí Hồ Minh Phương phân tích: Sông Bé - Bình Dương trước kia là một tỉnh thuần nông, tỷ trọng nông nghiệp hơn 65%, không sân bay, bến cảng, Bình Dương làm gìđểphát triển? Câu trảlời đặt ra là phải “đi trước đón đầu”, cải cách hành chính, trải thảm đỏmời gọi đầu tư, trải chiếu hoa đãi sĩcầu tài… “Tầm nhìn” là yếu tố quan trọng. Nhưng “tầm nhìn” đó phải có sự ủng hộ từ Trung ương, chứ không chúng ta cũng không dám đơn thân độc mã để “phá rào”.
“Sinh sau đẻ muộn”, Bình Dương bắt buộc phải “đi tắt đón đầu” tìm cho mình con đường riêng. Bình Dương không lấy tiền ngân sách, vay ngân hàng để làm hạ tầng công nghiệp mà trọng trách huy động vốn được toàn quyền giao cho chủ đầu tư vận động các doanh nghiệp bỏ tiền ra xây dựng hạ tầng khu công nghiệp mình sẽ đầu tư, giống như tiền “đặt cọc” tạo dựng đầu vào. Bình Dương cũng tận dụng triệt để “bài học thời cơ”: Những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, giữa lúc đường lối vĩ mô kêu gọi đổi mới, nhưng chính sách vi mô còn lúng túng “cửa đóng then cài”, Bình Dương đột phá đúng vào khâu then chốt, cải cách thủ tục hành chính theo hướng “một dấu một cửa”, song song đó là mở rộng quốc lộ 13 và Việt Nam - Singapore (VSIP) I. Kết quả là nhà đầu tư trong, ngoài nước ùn ùn đến với Bình Dương. hai Khu công nghiệp Sóng Thần,
Sau Khu công nghiệp Sóng Thần, VSIP I, Bình Dương đã hình thành thêm nhiều khu, cụm công nghiệp khác; đặc biệt là sự thai nghén, rồi hình thành Khu Liên hợp Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ mang “tầm nhìn thế kỷ”. Thuận đà đó, tỉnh mở rộng công nghiệp lên phía Bắc (TX.Bến Cát) sang phía đông (TX.Tân Uyên). Đất nước 30 năm đổi mới, riêng Bình Dương có20 năm phát triển kinh tế - xã hội (tính từ thời điểm tách tỉnh), nay đã đổi thịt thay da. Sự phát triển vượt bậc tới mức không chỉ TP.Thủ Dầu Một, 4 thịxã, các thị trấn là đô thị mà xã nào cũng “lên phố”, đường nhựa láng coong, rộng thênh thang, thẳng như kẻ chỉ. Hai bên đường sừng sững mọc lên nhà cao tầng, công sở, trụ sở công ty, khu thương mại, nhà hàng, khách sạn, khu dân cư… Tỷ trọng nông nghiệp chỉ còn 4% và phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị. Và công nghiệp đã chuyển hóa toàn bộ bức tranh phát triển kinh tế - xã hội với hệ thống y tế, trường học... ngày càng khang trang, đáp ứng nhu cầu của người dân…
Với nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, đồng chí Hồ Minh Phương chia sẻ rằng còn cóquan hệ rất thân tình. “Tôi thỉnh thoảng sang thăm nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải ở huyện Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh, khi đồng chí còn đương chức và sau khi nghỉ hưu. Chỉ cóthể nói, đồng chí là vị Thủ tướng nhân hậu, ấm áp, luôn lắng nghe mọi ý kiến và vô cùng bình dị. Trong cuộc sống hàng ngày hay trong công việc, đồng chí luôn cócách nói chuyện rất thuyết phục. Mỗi ý kiến chỉ đạo của đồng chí luôn khiến người ta thấy như được thôi thúc làm việc và làm việc ngay...”, đồng chí Hồ Minh Phương xúc động nói.
Tóm tắt tiểu sử đồng chí Phan Văn Khải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Đồng chí PHAN VĂN KHẢI, sinh ngày 25-12-1933, tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh; thường trú tại sốnhà 24 Tú Xương, phường 7, quận 3, TP.Hồ Chí Minh; đồng chí tham gia cách mạng năm 1947; ngày 15-7-1959 được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Năm 1947, đồng chí tham gia Đội thiếu nhi xã và làm cán bộ thiếu nhi xã Tân An Hội, huyện Hóc Môn. Năm 1948-1949, làm Ủy viên Ban Chấp hành thiếu nhi huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định.
Năm 1950 đến năm 1951, đồng chí làm công tác văn thư Tỉnh đoàn thanh niên tỉnh Gia Định.
Năm 1952 đến năm 1954, đồng chí làm công tác văn phòng của Mặt trận Liên Việt tỉnh Gia Định Ninh, Văn phòng Tỉnh ủy và Ủy ban Kháng chiến tỉnh Gia Định Ninh.
Tháng 10-1954, đồng chí tập kết ra Bắc.
Năm 1955 đến năm 1957, đồng chí làm công tác giảm tô đợt 7 ở Hà Nam, đợt 4 cải cách ruộng đất ở tỉnh Sơn Tây và đợt 5 cải cách ruộng đất ở Bắc Hưng Yên.
Tháng 8-1957 đến năm 1959, đồng chí học văn hóa ở trường Bổ túc công nông Trung ương.
Tháng 8-1959 đến tháng 8-1960, đồng chí học trường Ngoại ngữ Trung ương.
Tháng 9-1960 đến tháng 6-1965, đồng chí học Đại học Kinh tế quốc dân Mát-xcơ-va, Liên Xô.
Tháng 6-1965 đến năm 1971, đồng chí làm cán bộ, Phóphòng, Trưởng phòng Vụ Tổng hợp, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.
Năm 1972 đến năm 1975, đồng chí làm cán bộ nghiên cứu kinh tế miền Nam, năm 1973 vào chiến trường B2, năm 1974 đồng chí ra Hà Nội làm Vụ phóVụ Kế hoạch chi viện, Ủy ban Thống nhất.
Năm 1976 đến năm 1978, đồng chí làm PhóChủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch TP.Hồ Chí Minh.
Năm 1979 đến năm 1980, đồng chí làm Thành Ủy viên, Ủy viên Thường vụ Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch, PhóChủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh.
Năm 1981 đến năm 1984, đồng chí làm PhóBí thư Thành ủy, PhóChủ tịch Thường trực UBND TP.Hồ Chí Minh.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (tháng 3-1982), đồng chí được bầu vào Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa V (năm 1984), đồng chí được bầu vào Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Năm 1985 đến tháng 3-1989, đồng chí làm PhóBí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12-1986), đồng chí tiếp tục được bầu lại vào Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Tháng 4-1989 đến tháng 6-1991, đồng chí làm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (tháng 6-1991), đồng chí tiếp tục được bầu lại vào Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Trung ương bầu vào Ủy viên Bộ Chính trị.
Tháng 7-1991, đồng chí làm PhóChủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; tháng 9-1992 đến tháng 8-1997 làm PhóThủ tướng Chính phủ.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (tháng 6-1996), đồng chí tiếp tục được bầu lại vào Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tiếp tục được Trung ương bầu vào Ủy viên Bộ Chính trị; đồng chí làm PhóThủ tướng Thường trực Chính phủ.
Tháng 9-1997, đồng chí làm Thủ tướng Chính phủ; làm Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị tháng 1-1998.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (tháng 4-2001), đồng chí tiếp tục được bầu lại vào Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Trung ương bầu vào Ủy viên Bộ Chính trị, tiếp tục làm Thủ tướng Chính phủ đến tháng 7-2006.
Đồng chí được nghỉ công tác, nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1-1-2008.
Đồng chí là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa V, VI, VII, VIII, IX; Ủy viên Bộ Chính trị các khóa VII, VIII, IX; Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khóa VIII; Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đại biểu Quốc hội các khóa VIII, IX, X, XI. Do cónhiều công lao và đóng góp lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, đồng chí đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, nhiều huân chương, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế và Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng.
THU THẢO