An toàn thực phẩm (ATTP) đã và đang là vấn đề nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Trong thời gian qua, Sở Công Thương Bình Dương đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm về ATTP thuộc lĩnh vực được phân cấp quản lý trên địa bàn tỉnh.
Tuyên truyền dưới nhiều hình thức
Chưa bao giờ vấn đề an toàn sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng lại trở nên nhức nhối như hiện nay. Với trách nhiệm của mình, Sở Công Thương Bình Dương quyết liệt chỉ đạo đơn vị chuyên môn rà soát, nắm bắt tình hình hoạt động của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh thuộc trách nhiệm quản lý của ngành để phục vụ tốt cho công tác quản lý nhà nước về ATTP. Lãnh đạo sở đã chỉ đạo Cục Quản lý thị trường (QLTT) bám sát nội dung Chỉ thị 13/CT-TTg; Chỉ thị số 17/CT-TTg trong việc triển khai, phân công phân nhiệm và giám sát việc thực hiện đến từng đội QLTT trong toàn tỉnh theo đúng kế hoạch hành động thuộc trách nhiệm của ngành. Tại sự kiện kết nối cung cầu giữa nhà sản xuất và các đơn vị tiêu thụ sản phẩm năm 2017, ông Hồ Văn Bình, Phó Giám đốc Sở Công Thương nhấn mạnh mong muốn của UBND tỉnh và các ngành chức năng về việc đưa thực phẩm sạch, thức ăn sạch, bảo đảm, an toàn và có nguồn gốc rõ ràng đến với người tiêu dùng tỉnh Bình Dương.
Chi cục QLTT Bình Dương tiêu hủy hơn 38.000 gói thuốc lá nhập lậu
Theo như chia sẻ của bà Nguyễn Thị Hồng Hương, Công ty CP TDM - Trưởng ban quản lý chợ Thủ Dầu Một chợ thì: “Thủ Dầu Một là một trong những chợ lớn nhất của tỉnh, cũng là nơi cung cấp các sản phẩm về các vùng quê nhiều nhất. Vì thế, nhu cầu mua sắm các mặt hàng thiết yếu của người tiêu dùng là cao. Với xu thế ngày nay, họ càng đòi hỏi những sản phẩm sạch, an toàn, vệ sinh...”. Trước tình trạng vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm tràn lan như hiện nay thì vấn đề được đặt ra là làm sao để người tiêu dùng yên tâm lựa chọn sản phẩm? Vấn đề trước hết là khâu sản xuất an toàn. Làm sao để tạo bước chuyển biến căn bản trong nhận thức cho các nhà sản xuất về vệ sinh ATTP chính là cách giải quyết từ cái gốc của vấn đề. Trong các chương trình hành động do ngành chủ trì, Sở Công Thương tăng cường nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong công tác bảo đảm ATTP trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh thực phẩm. Trong 9 tháng đầu năm 2017, ngành đã tổ chức 12 hội nghị phổ biến tuyên truyền các quy định của pháp luật trong hoạt động thương mại và ATTP cho các thành viên trong Ban chỉ đạo 389, trưởng các khu phố, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Người tiêu dùng và Ban Quản lý các chợ tại các huyện, thị, thành phố trên địa bàn với 2.389 người tham dự. Cục QLTT đã phối hợp với Trung tâm Khuyến công tổ chức 10 lớp tập huấn cho 440 học viên tại 6 công ty về ATTP. Tổ chức cho 2.110 tổ chức, hộ kinh doanh ký cam kết không kinh doanh hàng ngoại nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không bảo đảm ATTP. Thẩm định 13 hồ sơ và cấp 12 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho 12 doanh nghiệp. Tổ chức kiểm tra và cấp giấy xác nhận kiến thức ATTP cho 29 hồ sơ của 17 doanh nghiệp, 3 cá nhân
Tại lớp tập huấn, các học viên đã được phổ biến kiến thức pháp luật về ATTP như: Luật ATTP 2010; tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP; những quy định chi tiết một số điều của Luật ATTP, những quy định, nghị định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP, tầm quan trọng của vệ sinh ATTP; các mối nguy trong thực phẩm. Lớp tập huấn đã cung cấp đầy đủ thông tin, kịp thời giải đáp các thắc mắc cũng như đề ra những phương hướng, cách thức giải quyết đáp ứng yêu cầu quản lý ATTP, giúp cho các học viên hiểu rõ và nắm chắc kiến thức, quy định của Nhà nước trong việc bảo đảm vệ sinh ATTP và phân cấp quản lý về ATTP.
Nhằm thường xuyên cập nhật quy định mới nhất của pháp luật cho các cán bộ viên chức, ngành tổ chức hội nghị tuyên truyền pháp luật về ATTP cho 80 cán bộ viên chức Chi cục QLTT. Từ cơ sở này, các cán bộ chuyên môn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật đến từng hộ sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm trên địa bàn; góp phần bảo đảm chất lượng vệ sinh ATTP, hạn chế các trường hợp ngộ độc, đồng thời tạo điều kiện cho công tác quản lý nhà nước về ATTP từng bước đi vào kỷ cương, nề nếp… Sở cũng đã phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam, Sở Thông tin - Truyền thông, Sở Nông nghiệp, Hội Nông dân, trường Đại học Bình Dương tổ chức Hội nghị về kiến thức ATTP, những kỹ năng cho 1.250 cán bộ, sinh viên, hội viên trên địa bàn tỉnh nhằm tăng cường công tác giáo dục truyền thông, thông tin chính xác, kịp thời, toàn diện, có trách nhiệm, trung thực các vấn đề liên quan đến ATTP đến các đối tượng.
Cương quyết xử lý vi phạm
Ngành đã chỉ đạo sát trong việc tăng cường tập trung kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; các trung tâm, siêu thị, chợ, bảo đảm sức khỏe, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng là hết sức cần thiết và cấp bách. Trong 9 tháng đầu năm 2017, Sở Công Thương đã phối hợp với Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và PTNT, Công an tỉnh, UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, giám sát ngăn chặn thực phẩm giả, kém chất lượng, gian lận thương mại trong lưu thông sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Chi cục QLTT đã tiến hành kiểm tra, kiểm soát độc lập 1.382 vụ (tăng 363 vụso với cùng kỳ năm trước), phát hiện 687 vụ vi phạm (chiếm 51%, tăng 94 vụso cùng kỳ), đã xửlý699 vụvới tổng số tiền phạt trên 5 tỷ đồng, hàng hóa tịch thu ước tính 2,4 tỷđồng, buộc tiêu hủy hàng hóa 918 triệu đồng. Đặc biệt ngành đẩy mạnh việc triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, BCĐ 389 quốc gia, Bộ Công Thương, UBND tỉnh về kiểm tra, bắt giữ hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu; tăng cường quản lýATTP đối với sản xuất, kinh doanh rượu; quản lýhóa chất độc hại bịlạm dụng trong bảo quản, chếbiến thực phẩm.
Cụ thể, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, UBND tỉnh về tăng cường công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm rượu, Sở Công Thương đã chỉ đạo Chi cục QLTT tỉnh Bình Dương xây dựng và triển khai Kếhoạch số121/KH-QLTT ngày 21-3-2017 vềviệc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát ô nhiễm thực phẩm đối với mặt hàng rượu. Qua công tác kiểm tra, chi cục đã chỉ đạo các Đội QLTT trực thuộc tiến hành tuyên truyền hướng dẫn cho các cơ sở kinh doanh tạp hóa vừa và nhỏ, các nhà hàng, quán ăn có kinh doanh rượu nâng cao nhận thức về tác hại của việc mua bán, sử dụng rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc sử dụng cồn công nghiệp, nguyên liệu, chất phụ gia cấm sử dụng trong việc pha chế rượu, qua đó tiến hành cho các hộ cam kết thực hiện đúng quy định pháp luật ATTP trong sản xuất, kinh doanh rượu.
Nhằm giúp cho công tác quản lý sâu sát hơn ngành đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thống kê lập cơ sở dữ liệu về tình hình sản xuất, kinh doanh mặt hàng rượu. Qua các đợt kiểm tra đã phát hiện 25 vụ vi phạm, phạt tiền 52 triệu đồng, tịch thu 7.473 chai rượu các loại, cụ thể: 1.229 chai rượu chuối, rượu màu không rõnguồn gốc xuất xứ, 1.306 chai rượu vodka xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, 4.018 chai rượu mạnh không tem nhập khẩu, 909 chai rượu vodka halico dán tem không phải do Tổng cục Thuếphát hành hoặc không dán tem rượu sản xuất trong nước. Cục QLTT đã phối hợp với cán bộ thương mại các xã, phường hoàn thành việc lập danh sách các hộsản xuất, kinh doanh rượu trên địa bàn gồm 1.189 hộsản xuất rượu truyền thống và16 tổchức sản xuất, mua bán rượu và đã cho 778 hộ sản xuất, kinh doanh rượu ký cam kết về việc bảo đảm ATTP, nói không với chất.
Phát huy những thành quả đã đạt được, trong thời gian tới, Sở Công Thương Bình Dương tiếp tục phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng có liên quan, tăng cường phối hợp liên ngành từ tỉnh đến tuyến dưới để bảo đảm các đoàn thanh tra, kiểm tra đủ mạnh nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về ATTP theo quy định của pháp luật, tránh sự chồng chéo hoặc bỏ sót đối tượng thanh tra, kiểm tra và nâng cao hiệu lực quản lý. Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền cho doanh nghiệp, hộkinh doanh và người tiêu dùng. Vận động các tổchức, cánhân kinh doanh, người tiêu dùng không tham gia vàtiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả. Xây dựng và triển khai thực hiện tốt các kế hoạch chuyên đề, làm tốt công tác thường trực Ban chỉ đạo 389/BD. Ngành cũng mong muốn các đơn vị cá nhân kịp thời phát hiện và thông tin kịp thời các trường hợp vi phạm đến các cơ quan có chức năng, góp phần vào việc bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng, người tiêu dùng.
TIỂU MY