Giải quyết “hậu”phát triển công nghiệp: Để phát triển bền vững!

Cập nhật: 14-09-2016 | 09:03:21

UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1849/QĐ-UBND (ngày 19-07-2016) về việc ban hành Kế hoạch sản xuất sạch hơn (SXSH) với mục tiêu chung: “Hoạt động SXSH phải chú trọng đến hiệu quả sử dụng nguyên liệu và năng lượng đầu vào, giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm đầu ra, bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người và bảo đảm phát triển bền vững”.


Công nhân đan ghế bằng sợi nhựa tại Công ty Tuấn Linh, đơn vị có sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2014.

Báo động ô nhiễm môi trường do lãng phí điện, nguyên, nhiên liệu

Đến nay tỉnh Bình Dương có 28 KCN và 8 cụm công nghiệp tập trung có tổng diện tích trên 10.000 ha được phân bố trên địa bàn toàn tỉnh. Nhờ hạ tầng bảo đảm mà trong thời gian qua, tỉnh đã thu hút đầu tư hiệu quả với 17.266 doanh nghiệp (DN) trong nước đăng ký hoạt động với tổng số vốn là 129.498 tỷ đồng và 2.367 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký 20,3 tỷ USD. Số lượng DN thuộc các thành phần kinh tế có khuynh hướng tăng qua các năm. Tuy nhiên, việc áp dụng SXSH vẫn còn hạn chế, một số cơ sở, DN tuy có triển khai SXSH nhưng chưa đồng bộ, vì vậy hiệu quả mang lại chưa cao. Theo khảo sát, một số DN trên địa bàn tỉnh có tiềm năng áp dụng SXSH trong các DN còn rất lớn, có thể tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, nước, hóa chất,… đặc biệt có thể tiết kiệm đến 25% năng lượng điện trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, hiện các DN chỉ mới chú trọng tới giải pháp xử lý môi trường của các chất thải cuối nguồn (xử lý cuối đường ống) mà chưa quan tâm sâu tới việc phòng ngừa, ứng phó sự cố về môi trường vào các quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.

Theo ông Nguyễn Văn Hữu- Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Dương, Kế hoạch SXSH của UBND tỉnh có tầm quan trọng rất lớn đối với tỉnh Bình Dương trong giai đoạn hiện nay. Với tốc độ phát triển CN nhanh, song song với sự phát triển CN thì mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng cả ở dạng rắn, lỏng và khí, cần sự “vào cuộc”của toàn xã hội!

Giải pháp các ngành phối kết hợp

Đểthực hiện chiệu qunội dung ca Chiến lược quốc gia vềSXSH trong CN đến năm 2020 của Chính phủ (Quyết định số 1419/QĐ-TTg) UBND tỉnh Bình Dương Ban hành Kếhoạch SXSH trong công nghiệp (CN) giai đoạn (2016 - 2020). Mục tiêu của Kế hoạch này là phấn đấu từng bước đưa sản xuất CN của tỉnh tiếp cận mục tiêu của SXSH. Bảo đảm công tác bảo vệ môi trường sinh thái và sử dụng hiệu quả, hợp lý nguồn tài nguyên trong sản xuất CN, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá địa phương theo hướng bền vững. Tăng cường khả năng cạnh tranh và sử dụng hiệu quả nguồn lực trong CN trên địa bàn. Lồng ghép việc thực hiện áp dụng SXSH vào trong hoạt động sản xuất của DN cùng với xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14.000 và các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến khác nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của DN, đồng thời góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường. Đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ tư vấn, cán bộ quản lý nhà nước những kiến thức chuyên sâu về SXSH. Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và năng lực cho cán bộ, công nhân tại các cơ sở, DN về nội dung SXSH và từng bước thực hiện việc áp dụng SXSH vào trong các hoạt động sản xuất và cải tiến công nghệ thiết bị của đơn vị.

Kế hoạch SXSH cũng đã nhấn mạnh vai trò phối, kết hợp của các ngành chức năng, trong việc tổ chức tuyên truyền sâu rộng về SXSH, để các cơ quan và DN nắm được lợi ích của việc SXSH, từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc áp dụng SXSH. Các ngành cần có kế hoạch đào tạo, tập huấn về SXSH cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật của các cơ quan cấp tỉnh, huyện, thị xã và DN về công tác SXSH để triển khai sâu rộng trên toàn địa bàn. Đồng thời, xây dựng các đề tài, dự án về quản lý, áp dụng SXSH trong CN trên địa bàn tỉnh. Xây dựng, phổ biến các cơ sở dữ liệu theo ngành về suất tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu và năng lượng trên đơn vị sản phẩm nhằm triển khai, áp dụng SXSH trong CN. Hỗ trợ xây dựng mô hình thí điểm, nhân rộng các mô hình áp dụng SXSH trong CN cho các cơ sở sản xuất CN và hỗ trợ một phần kinh phí cho các dự án áp dụng SXSH như đầu tư thay đổi, cải tiến dây chuyền công nghệ.

Vai trò quan trọng nhất vẫn là DN

Theo Kế hoạch SXSH giai đoạn 2016-2020, đã phân công rõ trách nhiệm của Ban Quản lý các KCN, Ban Quản lý KCN VSIP: Phối hợp với Sở Công Thương tuyên truyền, phổ biến kế hoạch SXSH trong CN đến các DN trong KCN, hướng dẫn các DN xây dựng kế hoạch và thực hiện các biện pháp SXSH. Cùng các ngành chức năng xây dựng kế hoạch kiểm tra đôn đốc các DN thực hiện kế hoạch SXSH trong CN, phát triển và nhân rộng các DN triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình này.

Và Kế hoạch cũng đã nêu rõ: Các DN sản xuất CN chịu trách nhiệm chính trong việc triển khai áp dụng các giải pháp SXSH, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, nhằm góp phần đạt được mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 tiết kiệm được từ 8 - 13 % mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu trên đơn vị sản phẩm. Các DN cần tham gia đầy đủ các buổi hội thảo, tập huấn chuyên đề về SXSH trong CN do cơ quan quản lý tổ chức. Đặc biệt, các DN cần tiến hành rà soát lại một số khâu có liên quan đến các giải pháp SXSH tại DN mình, nhằm tránh các rò rỉ, rơi vãi trong quá trình vận chuyển và sản xuất (còn gọi là quản lý nội vi). DN bảo đảm quản lý chặt chẽ từ khâu nguyên nhiên liệu đầu vào, sản phẩm, sản lượng, mức tiêu thụ tài nguyên và lượng chất thải tạo ra, tránh sử dụng các nguyên vật liệu độc hại bằng cách dùng các nguyên liệu thay thế khác. Và giải pháp tối ưu nhất là DN cần cải tiến công nghệ, thiết bị để cải thiện quá trình sản xuất, lắp đặt thiết bị sản xuất có hiệu quả, và thiết kế lại sản phẩm để có thể giảm thiểu lượng tài nguyên tiêu thụ.

Rõ ràng quá trình công nghiệp hóa đã đưa Bình Dương phát triển với tốc độ nhanh. Song cái “hậu” ô nhiễm môi trường do có nhiều DN sản xuất CN thiếu trách nhiệm là vấn đề nan giải. Các ngành, các cấp ở Bình Dương, cần đồng loạt “vào cuộc”, từng bước giải quyết, hướng DN đạt đến mục tiêu gắn phát triển thương hiệu đi đôi với xây dựng và phát triển môi trường an toàn, nhằm đạt mục tiêu an ninh năng lượng và phát triển CN bền vững.

Mục tiêu cụ thể của Kế hoạch SXSH của tỉnh Bình Dương giai đoạn (2016-2020):

- 90% cơ sở sản xuất CN có tiềm năng áp dụng SXSH được tuyên truyền phổ biến và nhận thức được lợi ích của việc áp dụng SXSH.

- 50% cơ sở sản xuất CN có tiềm năng tiến hành p dng SXSH, tiết kiệm được từ 8 - 13 % mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu trên đơn vị sản phẩm.

- 100% cán bộ chuyên trách về SXSH được đào tạo và có đủ năng lực hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ áp dụng SXSH cho các cơ sở sản xuất CN.

 

BẢO ANH

 

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=664
Quay lên trên