Sáng 21/3, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XII đã khai mạc trọng
thể tại Thủ đô Hà Nội.
Dự phiên khai mạc có Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc
hội Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Tấn Dũng; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh
Đảm.
Tổng Bí thư,
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng trình bày Báo cáo tổng kết hoạt động của Quốc
hội khóa XII
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh;
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương; Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cùng
các vị lão thành cách mạng, đại diện các đoàn ngoại giao đã tới dự.Phát
biểu khai mạc kỳ họp, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng khẳng định
kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XII được tiến hành vào thời điểm Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XI của Đảng vừa kết thúc thắng lợi; toàn Đảng, toàn dân và
toàn quân phấn khởi, tin tưởng và đang nỗ lực phấn đấu quyết tâm đưa Nghị quyết
Đại hội vào cuộc sống. Nhân dân cả nước vừa long trọng kỷ niệm 65 năm cuộc Tổng
tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc hội Việt Nam; mừng Đảng, mừng Xuân Tân Mão, mừng
đất nước đổi mới và đang tích cực chuẩn bị về mọi mặt cho cuộc bầu cử đại biểu
Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016
vào ngày 22/5 sắp tới.Chủ tịch Quốc hội nêu rõ dưới sự lãnh đạo đúng đắn
của Đảng, sự giám sát thường xuyên của Quốc hội, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính
phủ, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, các doanh
nghiệp và toàn thể nhân dân, nền kinh tế nước ta tiếp tục giữ được mức tăng
trưởng khá; an sinh xã hội được bảo đảm; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã
hội được giữ vững; các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm; vị thế
của nước ta trong khu vực và quốc tế tiếp tục được nâng cao. Tuy nhiên, khó
khăn, thách thức còn rất lớn, đòi hỏi phải có quyết tâm cao hơn, quyết liệt hơn
trong chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện để đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết
của Quốc hội đề ra năm 2011, trong đó ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế
vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách.Theo Chủ
tịch Quốc hội, nhìn lại 4 năm qua (2007-2011), mặc dù quỹ thời gian hoạt động ít
hơn so với nhiệm kỳ trước nhưng những kết quả đạt được của các cơ quan trong bộ
máy Nhà nước là rất đáng ghi nhận. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các cơ quan lập
pháp, hành pháp, tư pháp đều nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, phối hợp
thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định, góp phần to
lớn vào công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước. Tuy vậy, hoạt
động của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước vẫn còn những mặt hạn chế, yếu kém
cần được đánh giá nghiêm túc, sâu sắc, rút ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm,
làm cơ sở cho việc tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động trong
nhiệm kỳ tới. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh kỳ họp thứ 9, kỳ họp cuối cùng
của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII là dịp để Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các
cơ quan hữu quan nhìn nhận những việc đã làm được, chưa làm được, những hạn chế,
khuyết điểm để nỗ lực phấn đấu, phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết
điểm, đạt được những kết quả to lớn hơn nữa, xứng đáng với lòng mong đợi của
nhân dân. Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội nêu cao tinh
thần trách nhiệm, tập trung thời gian, công sức, trí tuệ; phát huy dân chủ,
thẳng thắn, đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc, thiết thực, góp phần để kỳ họp thành
công tốt đẹp. Trong lời phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú
Trọng đã trân trọng và xúc động gửi lời chia buồn và cảm thông sâu sắc của Quốc
hội Việt Nam đến Nhà vua, Quốc hội, Chính phủ và nhân dân Nhật Bản trước những
hậu quả nặng nề do thảm họa động đất và sóng thần gây ra. Chủ tịch Quốc hội tin
tưởng rằng, với sự nỗ lực kiên cường, tính kỷ luật và bình tĩnh, sự ủng hộ của
cộng đồng quốc tế, trong đó có nhân dân Việt Nam, đất nước Nhật Bản nhất định sẽ
vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất, đời sống và tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn
Sinh Hùng đã báo cáo với Quốc hội và đồng bào cả nước một số nội dung chính về
tình hình kinh tế-xã hội năm 2010 và những giải pháp chủ yếu cần tập trung chỉ
đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2011.Phó
Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cũng báo cáo bổ sung trước Quốc hội về tái cơ cấu Tập
đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam và việc tổ chức kiểm điểm trách nhiệm tập thể
và cá nhân liên quan đến sai phạm tại Tập đoàn.Đề cập những giải pháp
chủ yếu tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã
hội năm 2011, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ kiềm chế lạm phát, ổn định
kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và hướng đến mục tiêu tăng trưởng bền vững
là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong chỉ đạo, điều hành. Tiếp đó, Quốc hội
đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội
Hà Văn Hiền, thay mặt Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trình bày Báo
cáo thẩm tra Báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch
phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2010; việc triển khai thực
hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu
năm 2011.Trình bày Báo cáo tổng kết hoạt động của Quốc hội nhiệm kỳ khóa
XII (2007-2011), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nêu rõ kế thừa, phát huy
những thành quả, bài học kinh nghiệm của Quốc hội các khóa trước, Quốc hội khóa
XII đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, tiếp tục đổi mới toàn diện, mạnh
mẽ cả về tổ chức và phương thức hoạt động, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ
theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, đạt được nhiều kết quả quan trọng,
đóng góp to lớn vào những thành tựu chung của đất nước.Nhìn tổng thể, có
thể khẳng định, kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ khóa XII là Quốc hội đã hoạt động
ngày càng dân chủ, thiết thực và hiệu quả, có nhiều đổi mới cả trong tư duy và
thực tiễn hành động. Công tác xây dựng pháp luật tiếp tục được đổi mới cả về quy
trình, bảo đảm tăng cả về số lượng và chất lượng, góp phần thể chế hóa kịp thời,
đúng đắn đường lối của Đảng, nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành của Nhà nước.
Công tác giám sát được tăng cường với sự kết hợp của nhiều phương thức tổng hợp,
sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan của Quốc hội. Nội dung giám sát tập trung
vào những vấn đề bức xúc của cuộc sống, thảo luận, ra Nghị quyết và giám sát
thực hiện Nghị quyết đã được thông qua. Việc Quốc hội khóa XII giám sát
giải quyết các kiến nghị của cử tri là một điểm mới, mang lại hiệu quả thiết
thực. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, đặc biệt là về kinh tế-xã
hội, ngân sách nhà nước và công trình dự án quốc gia ngày càng có chất lượng
hơn, bám sát và đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn. Hoạt động đối ngoại đạt
nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng nâng cao vị thế của đất nước và Quốc
hội Việt Nam trên trường quốc tế. Tổ chức bộ máy nhà nước được củng cố, kiện
toàn, từng bước ổn định, cơ bản đáp ứng yêu cầu của hoạt động thực tiễn. Phương
thức, chế độ làm việc từng bước được cải tiến theo hướng phát huy dân chủ, tăng
tính chủ động, sáng tạo, phối hợp tốt hơn giữa các đơn vị, cơ quan hữu
quan…Chủ tịch Quốc hội đánh giá Quốc hội đổi mới tổ chức và hoạt động,
thực hiện có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ đã tạo ra nhiều nhân tố mới, góp
phần tích cực xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì
dân do Đảng lãnh đạo, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Các kỳ họp
của Quốc hội đã thực sự trở thành sự kiện chính trị cuốn hút và những phiên thảo
luận về các dự án luật, tình hình kinh tế, xã hội, chất vấn và trả lời chất vấn
sôi nổi, tâm huyết tại hội trường đã để lại dấu ấn tốt đẹp trong cử tri và nhân
dân cả nước. Hoạt động của Quốc hội đã làm sâu sắc hơn nhận thức về xây dựng nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa, góp phần tăng cường sự gắn bó giữa nhân dân với Đảng
và Nhà nước, tạo ra một hình ảnh về sự năng động, dân chủ của hệ thống chính trị
xã hội chủ nghĩa của Việt Nam.Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động
của Quốc hội, bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quan tiêu biểu cao nhất của nhân
dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, góp
phần vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, Quốc
hội khóa XII kiến nghị một số vấn đề như tiếp tục tăng cường năng lực và nâng
cao hơn nữa chất lượng hoạt động lập pháp của Quốc hội; nâng cao hơn nữa chất
lượng, hiệu lực, hiệu quả giám sát của Quốc hội; đề cao hơn nữa trách nhiệm và
nâng cao chất lượng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; đẩy mạnh hoạt
động đối ngoại của Quốc hội; đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội; phát huy vai trò của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc
hội theo hướng nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các cơ quan này; tăng cường đại
biểu Quốc hội chuyên trách, thành viên chuyên trách các cơ quan Quốc hội; nghiên
cứu sửa đổi quy chế hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội...Chiều nay,
Quốc hội tiếp tục làm việc theo chương trình.Theo TTXVN