Khát vọng đầu ra nông sản: Cần lắm sự đồng hành!

Cập nhật: 05-11-2016 | 09:40:38

Ông Hồ Trúc Thanh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Chánh Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới (CTMTQG XD NTM) của tỉnh cho biết: “UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo CTMTQG XD NTM tỉnh, Sở NN&PTNT đã có nhiều kế hoạch, chương trình để đồng hành cùng nông dân tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Chung sức xây dựng NTM”. Đặc biệt là vào ngày 17-2-2016, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 04/2016/QĐ- UBND quy định về chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị - nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020; áp dụng đối với các doanh nghiệp (DN), tổ hợp tác, hợp tác xã, các hộ gia đình, chủ trang trại, cá nhân; các trung tâm, viện, trường, trạm, trại nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Đểthực hiện chính sách trên, ngân sách tỉnh sẽ cấp cho Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh theo hình thức ủy thác cho vay. Các DN, tổ hợp tác, hợp tác xã, chủ trang trại, hộ gia đình…; các trung tâm, viện, trường, trạm… sẽ được vay ưu đãi để đầu tư xây dựng, sản xuất tiểu thủ công nghiệp; trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, sơ chế, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp...”.

 

 Các hội viên Tổ Hợp tác Hồng Gia đang tăng gia sản xuất

Cuộc chạy đua tìm kiếm đầu ra và thương hiệu

Đầu ra cho nông sản là khó khăn chung của vấn đề tam nông hiện nay. Ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Hoa lan Đất Thủ cho biết: “Người ta giàu, có đất, có tiền. Còn mình nghèo, đất ít, lại thiếu vốn, nên làm ăn chật vật. Lo lắng nhất là đầu ra cho hoa lan. Năm 2015, chúng tôi còn thuận lợi, do có mối bao tiêu sản phẩm cảnăm. Nhưng năm 2016, không kýđược hợp đồng bao tiêu nữa, hoa lan gặp khó khăn đầu ra, nên đời sống hội viên cũng khó khăn!”.

Ngoài khát vọng tìm đầu ra, khát vọng xây dựng thương hiệu cũng cháy bỏng không kém. Ông Tống Văn Hướng, DN, chủ trang trại chăn nuôi gà lạnh ở Minh Hòa, Dầu Tiếng, tâm sự: “Hiện chúng tôi đang bán sản phẩm trôi nổi. Khi nhìn thấy sản phẩm của mình được bán khắp nơi, kể cảxuất khẩu dưới tên một công ty khác, chúng tôi rất đau lòng!”.

Chúng tôi rất xúc động khi nông dân Nguyễn Văn Quyết, chủ cơ sở trồng nấm nhờ: “Chúng tôi nhờ báo chí xây dựng thương hiệu giúp chúng tôi!”.

Ông Nguyễn Văn Tiếp, mô hình kinh tế tổng hợp ở Dầu Tiếng: “Xây dựng được thương hiệu, để có thể đứng vững trên thị trường trong thời hội nhập là niềm khát khao cháy bỏng của nông dân Bình Dương. Chúng tôi rất vui khi qua dự án Đào tạo nông dân thành doanh nhân, Báo Bình Dương đã có chuỗi truyền thông hỗ trợ nông dân. Và Tiến sĩ Mộc Quế qua các lớp học cũng hỗ trợ chúng tôi về đầu ra và xây dựng thương hiệu!”.

Những điển hình tìm được “đầu ra” và thương hiệu

Tuy có nhiều khó khăn, song cũng có nhiều điển hình vượt khó để thành công. Điển hình có Tổ hợp tác Hồng Gia ở Uyên Hưng, Tân Uyên. Nhằm bảo đảm đầu ra sản phẩm và ổn định trên thị trường, ổn định cuộc sống của nông dân anh Phạm Minh Tuấn (Phó Chủ tịch Hội Nông dân phường Uyên Hưng) quyết định tập hợp những người nông dân có tâm huyết trong việc tạo đầu ra cho nông sản của phường để thành lập Tổ hợp tác Hồng Gia (trồng trọt và mua bán nông sản an toàn). Tổ hợp tác đã được QuỹHỗ trợ nông dân tỉnh giải ngân 350 triệu đồng, tổng số tiền vốn góp là 160 triệu đồng.

Anh Tuấn cho biết: “Lúc đầu chỉ tập trung vào trồng trọt, lúc được mùa thì mất giá, lúc mất giá thì được mùa, chúng tôi đã năng động kết hợp trồng trọt với buôn bán. Đến tháng 7-2015, tổ bắt đầu đã có đơn đặt hàng!”.

Từ đây, Tổ hợp tác Hồng Gia đã “phát lên”. Đến nay tổ hợp tác đã xuất bán mặt hàng nông sản mỗi tháng hơn 10 tấn, nâng tổng doanh thu hơn 200 triệu đồng/tháng, trừ các chi phí đã mang về cho tổ hợp tác hơn 90 triệu đồng/tháng.

Hiện tổ hợp tác đã tạo việc làm cho 10 người dân địa phương để sơ chế nông sản với mức lương hàng tháng từ 3 triệu đồng đến 4 triệu đồng. Anh Tuấn cho biết: “Sẽ từng bước đưa nông sản an toàn tiến đến các hệ thống các siêu thị; đồng thời xây dựng mạng lưới thu mua nông sản trên địa bàn phường và toàn thị xã Tân Uyên”.

Bên cạnh Tổ hợp tác Hồng Gia, còn nhiều điển hình đã tìm được đầu ra ổn định. Chị Nguyễn Thị Minh Tấn, ấp Long Thọ, Long Hòa, Dầu Tiếng, ngoài việc tìm mối bán sản phẩm nấm do gia đình mình sản xuất, chị còn lo bán sản phẩm cho nông dân trồng nấm trong huyện, trong tỉnh.

Chị Nguyễn Thanh Thủy, ở Bàu Bàng: “Sau khi đăng kýthương hiệu độc quyền, mỗi sản phẩm bưởi của tôi đã được dán tem độc quyền. Chị của tôi ở Canada cho biết cũng nhìn thấy trái bưởi của tôi bên này dù tôi chưa xuất khẩu sang Canada. Tôi muốn nói với mọi người là khi chúng ta đã xây dựng được thương hiệu và cam kết chất lượng tốt thì người tiêu dùng sẽủng hộ chúng ta. Giờ thì sản phẩm bưởi của tôi sản xuất ra không đủ bán, dù giá bán khá cao!”.

Nhà nước vẫn tiếp tục đồng hành

Và nông dân, doanh nhân Bình Dương đã và sẽ không đơn độc trên thương trường. Ông Hồ Trúc Thanh cho biết thêm: “Khi vay theo Quyết định 04 của UBND tỉnh, lãi suất vay ưu đãi bằng 70% lãi suất cho vay tối thiểu của Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh tại từng thời điểm. Thời gian ân hạn tùy thuộc vào đặc điểm của phương án sản xuất kinh doanh sau khi được cơ quan thẩm định thông qua; trong thời gian ân hạn áp dụng mức lãi suất vay là3%/năm nhưng thời hạn áp dụng tối đa không quá 12 tháng. Hạn mức cho vay tùy thuộc vào quy mô đầu tư của phương án sản xuất kinh doanh; với phương án có quy mô đầu tư từ 1 tỷ đồng trở  xuống được vay tối đa 90%/tổng mức đầu tư, phương án đầu tư lớn hơn 1 tỷ đồng được vay tối đa 80%/tổng mức đầu tư. Thời hạn vay ưu đãi sẽ theo chu kỳ sản xuất của phương án sản xuất kinh doanh được duyệt nhưng không vượt quá 60 tháng, đối với phương án cóthời gian thu hồi vốn trên 60 tháng thì thời hạn vay ưu đãi có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 120 tháng.

Được biết, từ đầu năm 2016 đến nay, Sở NN&PTNT Bình Dương đã tiếp nhận 4 hồ sơ xin vay vốn của chính sách này từ các chủ đầu tư là tổ chức, cá nhân. Chủ đầu tư có nhu cầu vay vốn sẽ gửi hồ sơ theo Mẫu được phê duyệt về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương (Địa chỉ: Tầng 3, Tháp A, Tòa nhà Trung tâm Hành chính tập trung tỉnh Bình Dương; điện thoại: 06503.822.448, email:snnptnt@binhduong. gov.vn). Ngoài ra, chủđầu tư có thể tham khảo thêm các chính sách đang được triển khai trên địa bàn tỉnh Bình Dương được UBND tỉnh ban hành tại các Quyết định số11/2014/QĐ- UBND ngày 8-4-2014 về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương; Quyết định số 29/2015/QĐ- UBND ngày 17-8-2015 về việc ban hành chính sách hỗ trợ xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Nông dân - Doanh nhân Bình Dương với sự cam kết sản phẩm an toàn, chất lượng, sự cố gắng vượt khó, vươn lên của nông dân - doanh nhân, đặc biệt là với sự đồng hành quyết liệt của Nhà nước, Quỹ Hỗ trợ Đầu tư và Phát triển tỉnh, Quỹ Hỗ trợ Nông dân (Hội Nông dân tỉnh), của Dự án Đào tạo Nông dân thành doanh nhân. Nhất định nông dân Bình Dương sẽ chinh phục được sự ủng hộ của người tiêu dùng trong ngoài nước và sẽ thành công trong cạnh tranh và hội nhập.

 BẢO ANH

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=355
Quay lên trên