Viên phi công còn lại hạ dù ở một khu vực khác và sau đó được chiếc trực thăng của quân đội Mỹ giải cứu. Lầu Năm Góc xác nhận tin này nhưng từ chối tiết lộ phi công hiện ở đâu.
Một chiếc Harrier AV8B cùng loại với 4 chiếc chiến đấu cơ mà Mỹ sử dụng để yểm trợ cho 2 phi công bị nạn.Để phục vụ việc giải cứu thành công 2 phi công trên, người Mỹ đã sử dụng 4 chiếc máy bay phản lực Harrier AV8B. Theo những ghi nhận từ nhiều nguồn tin, 2 quả bom nặng chừng 230kg/quả đã được ném vào những chiếc xe bọc thép có dấu hiệu đe dọa tới sự an toàn của các phi công gặp nạn.
Phía Mỹ tuyên bố họ đã cảnh cáo những chiếc xe bọc thép kể trên trước khi buộc phải khai hỏa để bảo vệ 2 viên phi công. Tuy nhiên, một số nguồn tin đã khẳng định quân đội Mỹ đã bắn và làm bị thương ít nhất 6 thường dân Libya. Lầu Năm Góc tuyên bố đây là những thông tin vô căn cứ.
Đại úy Richard Ulsh, phát ngôn viên, lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ cho hay không có thường dân Libya bị trúng đạn trong chiến dịch giải cứu. Ông khẳng định 2 chiếc trực thăng Osprey được cử đi đón 2 viên phi công không hề có vũ trang. Bởi vậy, Mỹ cũng bác bỏ những thông tin cho rằng những chiếc trực thăng này đã hạ cánh xuống các khu vực tại Benghazi với hỏa lực cực mạnh.
Chiếc F-15E Strike Eagle rơi xuống gần một căn cứ của phe nổi dậy tại thành phố Bengazhi hôm qua. Quân đội Mỹ khẳng định chiếc phi cơ này rơi do "trục trặc kỹ thuật" chứ không phải do đối phương bắn hạ.
Theo VNE