Nỗ lực xây dựng nông thôn mới- Kỳ 1

Cập nhật: 23-12-2014 | 08:29:51

Kỳ 1: Nhiều khởi sắc

Thời gian qua, Bình Dương đã thể hiện sự quyết tâm và nỗ lực rất lớn để sớm hoàn thành các mục tiêu đề ra trong Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM). Qua đó góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống vật chất vàtinh thần cho người dân.

Xã Thanh An, huyện Dầu Tiếng là một trong những xã đầu tiên của tỉnh hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Trong ảnh: Trung tâm Văn hóa xã Thanh An vừa được xây dựng

Chuyển biến rõ nét

Có thể nói, diện mạo nông thôn Bình Dương được ghi nhận cósự đổi thay rõ rệt và tươi mới trong thời gian gần đây. Kể từ sau khi Nghị quyết 136/NQ-CP của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bến Cát để thành lập TX.Bến Cát; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Tân Uyên để thành lập TX.Tân Uyên và thành lập 16 phường thuộc TX.Bến Cát, TX.Tân Uyên, TX.Thuận An và thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương được ban hành, UBND các huyện, thị, thành phốtrong tỉnh đã kiện toàn bộ máy quản lý, điều hành và tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, quản lý, điều hành kịp thời, hiệu quảvàthông suốt trong việc xây dựng NTM trên địa bàn.

Trong thời gian qua, Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh đã liên tục huy động nhiều nguồn lực xã hội hóa vào phong trào xây dựng NTM tại các địa phương, đặc biệt là việc kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn nhằm tạo việc làm, xây dựng chợ, khu vui chơi giải trí, văn hóa, trường học, trung tâm thểdục thểthao. Phong trào xây dựng NTM cũng ghi nhận sự đóng góp nhiệt tình của quần chúng nhân dân trong việc chỉnh trang nhà ở, sân vườn, hiến đất làm đường, gìn giữ môi trường, truyền thống, bản sắc của địa phương…

Đến nay, Bình Dương đã đề ra và thực hiện hiệu quả các chương trình hành động về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp kỹ thuật cao gắn với nông nghiệp chế biến; quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại đến năm 2020… Qua việc thực hiện lồng ghép chương trình xây dựng NTM, các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, trong đó kinh tế trang trại đóng vai trò chủ lực. Theo đó, hiện nay toàn tỉnh có 1.068 trang trại với tổng diện tích lên đến 10.698 ha. Ngoài ra, ở các vùng nông thôn còn có 24 hợp tác xãhoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp với tổng vốn 4,5 tỷ đồng; 254 tổ hợp tác hoạt động hiệu quả, đang góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn.

Ông Nguyễn Thành Nhân ởxã Thạnh Hội, TX.Tân Uyên cho biết: “Từ khi nghe nhà nước có chủ trương xây dựng NTM, chúng tôi rất phấn khởi và tin tưởng. Từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM xã Thạnh Hội nói riêng và nhiều xã khác trên địa bàn tỉnh nói chung đã có sự thay đổi rất lớn về diện mạo, đời sống nhân dân. Tôi thấy đây là một chủ trương rất đúng đắn của Đảng và Nhà nước mà Bình Dương đã vận dụng sáng tạo vàcónhiều cách làm hay”.

Không chạy theo thành tích

Năm 2014, Bình Dương tiếp tục xét duyệt và công nhận thêm 7 xã đạt chuẩn NTM gồm: Định Hiệp, Định Thành, Long Tân (Dầu Tiếng), Long Nguyên (Bàu Bàng), Tân Long, Tân Hiệp (Phú Giáo), Thạnh Hội (TX. Tân Uyên), nâng tổng số xã đạt chuẩn toàn tỉnh lên con số 11. Trong năm 2015, Bình Dương đặt mục tiêu có thêm 19 xã đạt chuẩn NTM; phấn đấu giai đoạn 2016-2020 có 49/49 xã đạt 19/19 tiêu chí xã NTM. Ngoài ra, các xã đã đạt chuẩn phải tiếp tục giữ vững, duy trì mức độ hoàn thành và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được.

Dù mới có 11/49 xã hoàn thành các tiêu chí NTM, tuy vậy đến nay Bình Dương không còn xã nào đạt dưới 9 tiêu chí, số xã đạt trên 14 tiêu chí rất nhiều, lên đến hơn 50%. Điều đó cho thấy Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã có sức lan tỏa, ảnh hưởng sâu rộng tại Bình Dương trong một thời gian ngắn; đồng thời khẳng định chủ trương rất đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong việc tập trung đầu tư, phát triển nông nghiệp, nông thôn để mang lại đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Một trong những kết quảrõnét nhất là, chương trình đãgóp phần quan trọng đưa thu nhập bình quân đầu người đến cuối năm 2014 ở khu vực nông thôn trong tỉnh đạt 31 triệu đồng/năm, cao hơn rất nhiều so với trước khi bắt đầu thực hiện xây dựng NTM.

Sự đổi thay dễ nhận ra nhất là bây giờ về các xã vùng nông thôn, đặc biệt là các xã đã hoàn thành 19 tiêu chí NTM hệ thống trường học, đường sá, nhà ở của nhân dân… được xây mới hoặc kiên cố hóa rất đồng bộ, hiện đại. Bên cạnh đó, sự lồng ghép linh hoạt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM với các dự án, chương trình lớn khác đã giúp nông thôn trong tỉnh khởi sắc.

Đánh giá về phong trào xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, ông Trần Văn Nam, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho biết, trong các năm 2013 và 2014 Bình Dương đã có nhiều cố gắng hoàn thành các mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế cần điều chỉnh trong thời gian tới. Bên cạnh đó, cần hết sức tránh tình trạng chạy đua thành tích để đạt được mục tiêu. Vấn đề cốt lõi là chương trình phải thật sự gây hiệu ứng tốt cho toàn xã hội, thay đổi đời sống vật chất, tinh thần cho bà con ở vùng nông thôn và góp phần mang lại bộ mặt văn minh, hiện đại cho Bình Dương trong tương lai.

Kỳ 2: Sớm về đích

K.VINH

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=720
Quay lên trên