Nông nghiệp phát triển, nông thôn đổi mới

Cập nhật: 06-07-2020 | 08:21:00

Từ quyết tâm của cả hệ thống chính trị cùng sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, trong nhiệm kỳ qua, các nghị quyết, chương trình của Đảng bộ Bắc Tân Uyên đã nhanh chóng phát huy hiệu quả trong thực tiễn. Trong đó, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), phát triển nông nghiệp công nghệ cao đã có tác động tích cực đến hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương.

Nông dân huyện Bắc Tân Uyên chăm sóc vườn cây ăn trái có múi. Ảnh: QUỐC CHIẾN

Nông thôn mới chuyển mình

Xã Đất Cuốc là một trong những địa phương của huyện Bắc Tân Uyên có bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua. Bộ mặt nông thôn của địa phương này có bước chuyển mình đáng kể với hệ thống giao thông được trải nhựa, bê tông hóa, tạo thuận lợi cho việc đi lại và thông thương của người dân. Cùng với đó, nhiều hạng mục công trình an sinh xã hội đã bảo đảm phục vụ tốt cho nhu cầu người dân.

Cũng như nhiều địa phương khác của Bắc Tân Uyên, Đất Cuốc xây dựng NTM với mức xuất phát điểm khá thấp. Để thực hiện thành công chương trình NTM, Đảng ủy xã đã tập trung chỉ đạo cần phát huy tối đa các nguồn lực phục vụ cho chương trình. Trong đó, UBND xã thường xuyên phối hợp cùng Ủy ban MTTQ vàcác đoàn thểtạo điều kiện tốt nhất để người dân tiếp cận với các nguồn vốn vay, khoa học - kỹ thuật nhằm giúp người dân chuyển đổi mô hình sản xuất, kinh doanh, ứng dụng khoa học - công nghệvào sản xuất.

Qua 10 năm thực hiện chương trình, kinh tế- xã hội của Đất Cuốc đã có nhiều nét mới, nổi bật. Cơ cấu kinh tếchuyển dịch đúng hướng. Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân hàng năm tăng từ 3,7 - 4,1%. Số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp tăng 47,5%. Số hộ kinh doanh trên lĩnh vực thương mại - dịch vụ tăng 89,69%. Thu nhâp bình quân đầu người đạt 61,4 triệu đồng/người/năm, tăng 1,7 lần so với năm 2015. Kết cấu hạ tầng được quan tâm thực hiện đáp ứng nhu cầu lưu thông, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của nhân dân. Công tác chăm lo phát triển y tế, giáo dục, văn hóa - xã hội được chútrọng. Chính sách cho người có công, chính sách giảm nghèo, chính sách an sinh xã hội được chỉ đạo thực hiện tốt.

Đến tháng 2-2018, huyện Bắc Tân Uyên đã có 10/10 xã đạt chuẩn NTM, tăng 10 xã so với thời điểm bắt đầu thực hiện chương trình và tăng 5 xã so với giai đoạn 2011-2015. Đến nay toàn huyện chỉ còn 56 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 0,43%). Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn các xã liên tục tăng trong các năm gần đây. Đến nay, UBND huyện Bắc Tân Uyên đã thực hiện đạt 9/9 tiêu chí huyện NTM theo Quyết định số 558/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và đã trình UBND tỉnh thẩm tra xem xét trình Trung ương công nhận huyện đạt chuẩn NTM.

Ông Phạm Ngọc Uy, Bí thư Đảng ủy xã Đất Cuốc, cho biết trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng NTM, xã đã nhận được sự đồng thuận cao của người dân và cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn. Nhiều doanh nghiệp và người dân đã ủng hộ đất đai, tài sản trên đất, kinh phí để xây dựng NTM. Thông qua chương trình xây dựng NTM, hệ thống giao thông nông thôn, thủy lợi của xã Đất Cuốc được đầu tư nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, vận chuyển hàng hóa và phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

Cũng như Đất Cuốc, xã Lạc An cũng là địa phương của huyện Bắc Tân Uyên đạt nhiều kết quả tích cực trong xây dựng NTM. Trong nhiệm kỳ 2015- 2020, với quyết tâm cao độ của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương, Lạc An đã sớm trở thành xã NTM của huyện. So với năm 2015, đến nay giá trị sản xuất nông nghiệp của xã tăng 9,82%, giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp tăng 21,95%, thương mại và doanh thu dịch vụ tăng 17,74%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 66,69 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch và nước hợp vệ sinh đạt 100%. Số hộ nghèo của xã chỉ còn 11 hộ, chiếm tỷ lệ 0,55%. Tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa hàng năm đạt 93,94%. Xã giữ vững danh hiệu xã NTM.

Ông Nguyễn Minh Trung, Bí thư Đảng ủy xã Lạc An, cho biết kết quả phát triển của xã trong nhiệm kỳ qua có sự đóng góp rất lớn từ chương trình xây dựng NTM. Kết quả này xuất phát từ sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận, chung sức của nhân dân địa phương; tạo ra tiền đề cơ bản để Lạc An phát triển bền vững trong nhiệm kỳ tới mà mục tiêu trước mắt là phấn đấu đạt danh hiệu xã NTM nâng cao của huyện.

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Hiếu Liêm là địa phương nổi tiếng của huyện Bắc Tân Uyên cũng như của Bình Dương với các mô hình trồng cây có múi. Trong thời gian qua, chính quyền các cấp đã có nhiều chương trình hỗ trợ tích cực để các mô hình trồng cây có múi nơi đây phát triển theo hướng nông nghiệp công nghệ cao. Trong đó, Huyện ủy Bắc Tân Uyên đã ban hành Chương trình số 20-CTr/HU ngày 16-6-2016 về việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao huyện Bắc Tân Uyên giai đoạn 2016- 2020 và Chương trình số 22- CTr/HU ngày 16-6-2016 về việc phát triển vùng chuyên canh cây ăn trái có múi trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2020.

Thực hiện chương trình này, huyện đã tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng phục vụ quá trình sản xuất của người dân như hệ thống giao thông, điện, thủy lợi. Cùng với đó, nông dân trồng cây có múi của huyện còn được hỗ trợ cề công tác khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹthuật và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, xúc tiến thương mại. Chính sự hỗ trợ từ các chương trình này, các mô hình trồng cây có múi tại Hiếu Liêm tiếp tục phát triển, mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân.

Ông Lê Hoàng Phương, Bí thư Đảng ủy xã Hiếu Liêm, cho biết tiếp tục phát huy lợi thếcủa vùng sản xuất cây có múi, thời gian qua xã đã hỗ trợ nông dân về các điều kiện sản xuất như làm đường giao thông, điện, xây dựng mô hình VietGAP... Từ đó, điều kiện sản xuất của nông dân nơi đây đã thuận lợi hơn, hiệu quả sản xuất được nâng cao, đóng góp vào thành quả phát triển chung của xã. Đến nay, trên địa bàn xã có trên 60% nông dân đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp; thu nhập bình quân đầu người của xã đạt trên 50 triệu đồng/người/năm.

Cùng với Hiếu Liêm, các địa phương khác của Bắc Tân Uyên như Tân Định, Tân Mỹcũng đã xuất hiện ngày càng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn, áp dụng công nghệ tiên tiến được người dân mạnh dạn đầu tư, nhất là trong lĩnh vực chăn nuôi và trồng cây ăn trái có múi; bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tếcao và từng bước góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

Thực hiện song song hai nội dung xây dựng NTM và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, các nguồn lực tại khu vực nông thôn của huyện Bắc Tân Uyên đã được phát huy. Từ đây, bộ mặt kinh tế- xã hội của Bắc Tân Uyên có bước phát triển đáng kể, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương ngày càng được nâng cao.q

Hiện nay, diện tích cây ăn trái có múi trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên là 2.091 ha, trong đó có hơn 100 ha cây ăn trái có múi được sản xuất theo hướng VietGAP và khoảng 61 ha cây có múi được cấp giấy chứng nhận VietGAP. Giá trị sản xuất cây ăn trái có múi đạt khoảng 600 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/ha/năm. Tổng đàn heo được nuôi theo công nghệ cao là gần 32.000 con. Tổng đàn gà được nuôi theo công nghệ cao là trên 1,17 triệu con. Tính đến nay, huyện đã hình thành và phát triển 2 doanh nghiệp, cơ sở nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Huyện cũng đã chuyển giao 4 mô hình ứng dụng công nghệ cao và thực hiện 2 điểm nghiên cứu đồng ruộng.  

CAO SƠN

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=3671
Quay lên trên