Mô hình “Giỏ sách pháp luật” hiện đang được nhiều chủ nhà trọ tham gia giúp trang bị kiến thức pháp luật cho công nhân, người ở trọ. Trong ảnh: Một góc giỏ sách pháp luật tại một khu nhà trọ ở phường Phú Cường, TP.TDM . Ảnh:THANH QUANG
Số vụ đình, lãn công giảm
Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, trong năm 2015, số vụ CN đình, lãn công trên địa bàn tỉnh đã giảm đáng kể. Có được kết quả trên là do các địa phương đã có nhiều cách làm linh hoạt, chủ động trong việc giữ gìn an ninh trật tự (ANTT) trong các khu công nghiệp, công ty cũng như tuyên truyền pháp luật, vận động CN tham gia tố giác tội phạm.
Cụ thể như địa bàn TX.Dĩ An hiện có 6 KCN đang hoạt động. Năm 2015, Công an (CA) TX.DĩAn đãtăng cường công tác nắm tình hình, quản lý địa bàn, phối hợp các ban, ngành giải quyết ổn định 7 vụ đình, lãn công. CA thị xã phối hợp các ban, ngành và các đơn vị nghiệp vụ ổn định tình hình ANTT, không để xảy ra tình huống phức tạp; lập hồ sơ xử phạt hành chính 8 đối tượng có hành vi lôi kéo, kích động CN đình công, cho cam kết răn đe 4 đối tượng. Ngoài ra, qua công tác quản lý địa bàn, khi phát hiện công ty nào có dấu hiệu và nguy cơ xảy ra đình, lãn công thì chủ động phối hợp các ban, ngành và các Phòng nghiệp vụ CA tỉnh thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn không để xảy ra đình công.
Thông qua các cuộc họp giao ban về tình hình ANTT trên địa bàn, CA địa phương đã lồng ghép tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ và thông báo tình hình vi phạm trật tự ATGT trong các KCN, nhằm nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của công nhân viên trong các doanh nghiệp, hạn chếtình trạng vi phạm ATGT trong các KCN. Các lực lượng chức năng cũng tăng cường công tác tuần tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm ATGT. Để kêu gọi các doanh nghiệp chủ động tham gia giữ gìn ANTT, Đồn CA KCN phối hợp Phòng PV28, CA tỉnh tổchức triển khai, thực hiện mô hình Đội Công nhân xung kích tự quản về ANTT trong doanh nghiệp. Hiện nay có 4 doanh nghiệp thành lập Đội Công nhân xung kích tự quản về ANTT.
Bên cạnh đó, CA địa phương duy trì phối hợp với các cơ quan, ban ngành, các đơn vị địa phương tổchức nhiều cuộc họp giao ban ANTT tại các KCN và họp giao ban với Công đoàn cơ sở nhằm thông báo tình hình ANTT, thủ đoạn hoạt động của các loại đối tượng đến các doanh nghiệp; tuyên truyền để chủ doanh nghiệp nâng cao tinh thần cảnh giác, có các biện pháp bảo vệ tài sản, kịp thời phát hiện, tố giác, phối hợp đấu tranh phòng chống tội phạm trong KCN.
Chủ động tấn công tội phạm
Trung tá Trần Minh Hoàng, Trưởng đồn CA KCN Sóng Thần, cho biết, nhằm kêu gọi công nhân tham gia tố giác tội phạm, giữ gìn ANTT, thời gian qua đơn vị đã phát hành hơn 100 văn bản gửi đến các doanh nghiệp có số lượng công nhân lớn nhằm thông báo về phương thức, thủ đoạn của loại tội phạm móc túi, trộm nóng xe gắn máy và trộm bình ắc quy. Đồng thời thông báo đến công đoàn các KCN phối hợp với Công đoàn cơ sở tuyên truyền rộng rãi đến công nhân về phương thức hoạt động của các loại tội phạm trên địa bàn. Qua công tác tuyên truyền, phát động phong trào, trong năm 2015, Đồn CA KCN đã tiếp nhận 45 tin báo tố giác tội phạm, tiến hành xác minh, xử lý tin bắt 14 vụ với 20 đối tượng chuyển CA thị xã xử lý.
Trong khi đó, Thiếu tá Trần Xuân Hải, Phó Trưởng đồn CA VSIP (TX.Thuận An), cho biết: “Hiện đồn CA VSIP đang quản lý 3 KCN: Đồng An, VSIP và Việt Hương với hơn 400 công ty và hàng ngàn công nhân đang làm tại đây. Để người lao động, doanh nghiệp được yên tâm lao động, sản xuất, chúng tôi phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp với mục đích phòng ngừa tội phạm. Trong đó, chúng tôi rất chú trọng đến công tác phối hợp, vận động các ban ngành, lực lượng khác cùng tham gia nhằm bảo đảm môi trường làm việc tốt nhất cho các doanh nghiệp và người lao động”.
Thời gian qua, Đồn CA VSIP thường xuyên phối hợp cùng đội phong trào CA thị xã, Phòng An ninh kinh tế CA tỉnh (PA81) xây dựng phong trào đơn vị an toàn đối với các doanh nghiệp trong các KCN; tham gia triển khai đề án bảo đảm ANTT trong KCN. Song song đó, đồn cũng đã phát động đến các công ty làm tốt phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổquốc, đồng thời đề nghị biểu dương, khen thưởng nhiều cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc tham gia giữ gìn ANTT trong các KCN.
Thiếu tá Trần Xuân Hải cho biết, ngoài công tác tuần tra, Đồn CA VSIP còn chủ động trong việc nắm tình hình, duy trì phối hợp với Ban Quản lý KCN, công ty, CA địa phương, Đội bảo vệ KCN tổchức họp giao ban ANTT. Tại các cuộc họp này nhằm thông báo tình hình ANTT, thủ đoạn hoạt động của các loại đối tượng đến doanh nghiệp, qua đó tuyên truyền để mọi người nâng cao tinh thần cảnh giác, có biện pháp bảo vệ tài sản, kịp thời phát hiện, tố giác, phối hợp đấu tranh phòng chống tội phạm trong KCN. Nhờ vậy tình hình ANTT thời gian qua ở các KCN ổn định, tạo an tâm cho nhà đầu tư, người lao động.
Một điểm đáng chú ý trong công tác bảo đảm ANTT tại các công ty, các KCN trong tỉnh là CA tỉnh đã phối hợp với Ban Quản lý các KCN, các công ty trên địa bàn toàn tỉnh tổchức thành lập Đội Công nhân xung kích tự quản về ANTT. Đây được xem là một mô hình hay trong việc chủ động giữ gìn ANTT trong công ty, doanh nghiệp tạo an tâm cho nhà đầu tư, người lao động.
Các thành viên của Đội Công nhân xung kích không chỉ có nhiệm vụ bảo vệ ANTT trong doanh nghiệp mà còn tham gia công tác tuyên truyền, vận động công nhân và người lao động chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; thực hiện tốt các nội quy, quy định của doanh nghiệp; phòng, chống cháy nổ, tai nạn lao động, ngộ độc thực phẩm; kịp thời phát hiện những hoạt động đình, lãn công và những hành vi vi phạm pháp luật; đồng thời tham gia kiến nghị với cơ quan chức năng hoặc chủ doanh nghiệp có biện pháp giải quyết, ngăn chặn. Để Đội Công nhân xung kích tự quản hoạt động có hiệu quả, CA tỉnh đã tổchức tập huấn về pháp luật và các nghiệp vụ về bảo vệ, phòng cháy chữa cháy cho các thành viên. Tính đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được khoảng 135 đội tại 135 doanh nghiệp ở trong và ngoài KCN, với 2.386 thành viên tham gia.
Năm 2013, đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn Bình Dương (giai đoạn 2013-2016)” do Sở Lao động - thương binh và Xã hội phối hợp Sở Tư pháp, Liên đoàn Lao động tỉnh và 7 sở, ngành khác ra đời. Đây là một đề án thể hiện sự quan tâm của cả hệ thống chính trị tỉnh nhà đối với công tác đưa pháp luật đến với công nhân, người lao động, đối tượng góp phần vào sự phát triển của địa phương.
Theo báo cáo của Sở Tư pháp, trong năm 2015, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, đoàn viên, công nhân lao động và người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp được 907 cuộc với hơn 109.710 lượt người tham dự. Các nội dung được tuyên truyền như: Hiến pháp năm 2013, Luật Công đoàn, Bộ luật Lao động… Ngoài ra, công đoàn các cấp đã tổ chức cấp phát 2.500 quyển sách pháp luật lao động, hơn 30.000 tờ rơi tuyên truyền Luật Lao động, Luật Công đoàn sửa đổi, Luật Giao thông đường bộ… và các quy định về chế độ chính sách đối với người lao động; tuyên truyền các nội dung về biển đảo cho gần 40.000 lượt công nhân lao động…
NHÓM P.V