Biển đảo

Tại hội thảo quốc tế về Biển Đông, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định việc tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực được thừa nhận rộng rãi là nền tảng đảm bảo hòa bình và ổn định quốc tế .

  Trao Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho các cán bộ, chiến sỹ cảnh sát biển làm nhiệm vụ ở vùng biển Hoàng Sa (Việt Nam)

Châu bản ngày 27 tháng 6 năm Minh Mệnh thứ 11 (năm 1830) do Nội các tấu trình về việc cứu hộ tàu buôn của Pháp bị chìm tại Hoàng Sa, có châu phê “lãm”

 Trong khi các bản đồ cổ về Trung Quốc do thế giới và chính Trung Quốc xuất bản trước thế kỷ XX đều có cương giới dừng lại ở điểm cực Nam của đảo Hải Nam thì rất nhiều bản đồ cổ về Việt Nam do thế giới và Việt Nam xuất bản đều vẽ Hoàng Sa, Trường Sa và khẳng định chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo này. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi đề cập đến những bản đồ thế giới hay bản đồ Đông Nam Á được các nhà hàng hải, các nhà phát kiến địa lý và các thương gia phương Tây vẽ từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX.

Ngày 26-5, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam đã ra Tuyên bố phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan dầu khí Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) vào vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.  Tàu hải cảnh Trung Quốc (trái) đeo bám, ngăn cản quyết liệt tàu cảnh sát biển Việt Nam đang làm nhiệm vụ.

(BDO) Chiều 27-5, hơn 300 đoàn viên thanh niên (ĐVTN), cán bộ công nhân viên Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước - Môi trường Bình Dương (Biwase) đã tổ chức buổi nghe thời sự về biển đảo. Trong không khí hướng về biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, các ĐVTN đã cùng hát lên những bài ca thể hiện tình yêu quê hương, biển đảo; cùng đoàn kết bảo vệ chủ quyền biển đảo.

  Toàn cảnh khai mạc kỳ họp . (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)

  Tàu Cảnh sát biển Trung Quốc mang số hiệu 3411 cắt mũi tàu Cảnh sát biển 8003 của Cảnh sát Biển Việt Nam lúc 8 giờ 30 ngày 16-5. (Ảnh: Công Định-Hữu Trung/TTXVN)

Quay lên trên