Dù được đánh giá là một tr ong những địa phương đã làm t ốt công tác phòng cháy và chữa cháy so cả nước, nhưng với đà tăng trưởng mạnh mẽ và sự lớn mạnh về quy mô sản xuất, công nghệ… nên công tác phối hợp giữa Ban Quản lý Khu công nghiệp (KCN) Việt Nam - Singapore - Ban Quản lý các KCN tỉnh với Sở Cảnh sát PCCC để nắm thông tin, huấn luy ện phương án, mang đến sự an t oàn cho cộng đồng doanh nghiệp trong sản xuất, phát triển luôn là nhiệm vụ quan tr ọng của công tác phòng cháy và chữa cháy.
Ký kết Quy chế phối hợp quản lý Nhà nước trong lĩnh vực PCCC giữa lãnh đạo Sở Cảnh sát PCCC với Ban Quản lý KCN Việt Nam - Singapore và Ban Quản lý các KCN tỉnh
“Nước xa không cứu được lửa gần!”
Đó là phát biểu của đại tá Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC đã được các đại biểu tán thành cao khi nói về yêu cầu, nhiệm vụ giữa Sở Cảnh sát PCCC với Ban Quản lý KCN Việt Nam - Singapore và Ban Quản lý các KCN tỉnh về việc ký kết Quy chế phối hợp công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy. Dù đã có trên 700 đội PCCC cơ sở đã kinh qua huấn luyện nghiệp vụ PCCC và được trang bị phương tiện chữa cháy tại chỗ, nhưng với đà tăng trưởng mạnh về sản xuất, quy mô đầu tư thiết bị công nghệ; các kho hàng, nhà máy ngày một lớn về công suất và hàng hóa, luôn là nguy cơ tiềm ẩn của các nguyên nhân cháy, nổ. Một khi xảy ra sự cố cháy nổ sẽ không chỉ gây ảnh hưởng rất lớn về sản xuất, an ninh trật tự mà còn kéo theo hệ lụy xấu về môi trường, xã hội… Vì vậy, việc phối hợp giữa Cảnh sát PCCC với Ban Quản lý các KCN tỉnh và Ban Quản lý KCN Việt Nam -Singapore để xây dựng phương án, huấn luyện, diễn tập phòng ngừa tại chỗ là nhiệm vụ rất quan trọng, phù hợp với lời dạy của ông bà ta là “nước xa không cứu được lửa gần”!
Đồng tình với ý kiến của lãnh đạo Sở Cảnh sát PCCC, ông Đặng Quang Việt, Phó Trưởng ban Quản lý các KCN tỉnh yêu cầu các doanh nghiệp tiếp tục làm tốt hơn nữa nhiệm vụ phòng cháy, sẵn sàng chữa cháy bằng cách phát huy có hiệu quả công tác đầu tư, huấn luyện, xây dựng phương án, chuẩn bị nhân sự, thực hiện nghiêm Luật Phòng cháy và chữa cháy.
Cộng đồng trách nhiệm
Quy chế phối hợp công tác quản lý Nhà nước về phòng cháy và chữa cháy xác định trách nhiệm của Sở Cảnh sát PCCC là: phải phối hợp với Ban Quản lý KCN Việt Nam - Singapore, Ban Quản lý các KCN tỉnh trong việc tham mưu, đề xuất giúp UBND tỉnh triển khai và thực hiện các văn bản của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an liên quan đến công tác PCCC trong KCN; ban hành các văn bản chỉ đạo tăng cường công tác PCCC hàng năm; hướng dẫn chủ đầu tư các KCN và các doanh nghiệp trong việc thành lập, tổ chức lực lượng PCCC chuyên ngành, lực lượng PCCC cơ sở, được trang bị phương tiện chữa cháy theo quy định. Mặt khác, Sở Cảnh sát PCCC còn tham gia hỗ trợ, phối hợp với Ban Quản lý KCN Việt Nam - Singapore, Ban Quản lý các KCN tỉnh trong việc tổ chức các hoạt động PCCC; ban hành các văn bản chỉ đạo tăng cường công tác PCCC, tổ chức thực tập phương án chữa cháy phối hợp nhiều lực lượng.
Về phía Ban Quản lý KCN Việt Nam - Singapore và Ban Quản lý các KCN tỉnh có trách nhiệm phối hợp thực hiện, kiểm tra, theo dõi các chủ đầu tư KCN, các doanh nghiệp trong việc thực hiện các văn bản chỉ đạo về công tác PCCC của UBND tỉnh; phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch hệ thống cấp nước chữa cháy trong các KCN; đồng thời phối hợp tham gia ý kiến với các bộ, ngành và UBND tỉnh trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác PCCC; chỉ đạo phối hợp, kiểm tra theo dõi các chủ đầu tư thành lập đội PCCC chuyên trách, trang bị phương tiện chữa cháy theo quy định. Các ban quản lý KCN định kỳ hàng năm chủ trì, phối hợp, tổ chức sơ kết, tổng kết công tác PCCC trong các KCN, tích cực hưởng ứng “Tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ” và ngày “Toàn dân phòng cháy chữa cháy 4-10” cùng các hoạt động khác khi có đề nghị của Sở Cảnh sát PCCC.
Nêu cao trách nhiệm người đứng đầu
Quy chế phối hợp công tác quản lý Nhà nước trong đầu tư xây dựng và cấp giấy chứng nhận đầu tư nêu rõ: Sở Cảnh sát PCCC có trách nhiệm thông báo cho Ban Quản lý KCN Việt Nam- Singapore, Ban Quản lý các KCN tỉnh phối hợp kiểm tra giấy phép xây dựng đã cấp đối với các công trình thuộc diện phải thiết kế và thẩm duyệt về PCCC mà chưa được cấp giấy chứng nhận để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật. Thẩm duyệt PCCC các dự án, công trình, góp ý kiến về quy hoạch tổng thể; quy hoạch hệ thống cấp nước chữa cháy theo Nghị định số 46/2012, ngày 22-5 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung mốt số điều của Nghị định 35/2003 của Chính phủ ban hành ngày 4-4-2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật PCCC và Nghị định số 130/2006 ngày 8-11-2006 Quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Các ban quản lý KCN còn phải tổ chức nghiệm thu về PCCC các công trình theo quy định, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các quy định, biện pháp, giải pháp an toàn về PCCC khi thuê các công trình xây sẵn trong các KCN để Ban Quản lý KCN cấp giấy chứng nhận đầu tư…
Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC: 60% vụ cháy được dập tắt là nhờ lực lượng tại chỗ
Thực tế cho thấy 60% vụ cháy được dập tắt là nhờ lực lượng tại chỗ ở cơ sở. Như vậy, công tác xây dựng, huấn luyện, trang bị phương tiện chữa cháy và thực tập phương án chữa cháy tại chỗ là rất quan trọng, giúp lực lượng này đủ điều kiện xử lý, bao vây đám cháy lớn chống lây lan, chờ lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp đến dập tắt là bài tập quan trọng. Nếu không có lực lượng tại chỗ, đợi đến khi lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp đến nơi thì “vụ cháy đã hoàn thành”!
DUY CHÍ