Quy định mới về sửa đổi, bổ sung một số điều về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã

Cập nhật: 12-09-2015 | 07:50:42

Ngày 14-8-2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2015/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24-9-2013 của Chính phủ quy định xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Theo đó, phạm vi sửa đổi, bổ sung của nghị định liên quan chủ yếu đến Luật Công chứng, Luật Hôn nhân - Gia đình, Luật Phá sản, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự.

Về xửphạt vi phạm hành chính trong hoạt động công chứng được quy định chặt chẽ, chi tiết hơn, đối với hành vi vi phạm quy định như: Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ; sử dụng giấy tờ giả; làm giả giấy tờ trong hồ sơ, thủ tục đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chứng viên, cấp thẻ công chứng viên; hồ sơ đề nghị thành lập, đăng ký hoạt động, đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, đăng ký hành nghề cho công chứng viên của văn phòng công chứng sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 10 triệu đồng.

Các giấy tờ giả trong trường hợp này sẽ bị hủy bỏ và số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện những hành vi trên buộc phải nộp lại cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Về hoạt động thi hành án dân sự bổ sung thêm quy định xử phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với hành vi không thông báo cho cơ quan thi hành án khi có thay đổi về địa chỉ, nơi cư trú và hành vi không kê khai trung thực tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thực hiện nghĩa vụ thi hành án.

Bên cạnh đó, nghị định còn quy định phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán mà không  thông báo công khai sau khi nhận được quyết định mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân.

Đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã cóhành vi cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản; thanh toán khoản nợ không có bảo đảm (trừ khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao động); từ bỏ quyền đòi nợ; chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã thì bị xử phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

Trong lĩnh vực hôn nhân vàgia đình, hành vi cung cấp thông tin sai lệch để được cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; sử dụng giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không đúng mục đích sẽ bị phạt từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng; hành vi lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số để đạt được mục đích khác màkhông nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân sẽ bị phạt từ10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

Nghị định này cóhiệu lực thi hành kể từngày 1-10-2015.

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=1416
Quay lên trên