Thế giới lo hàng nhập khẩu nhiễm phóng xạ từ Nhật Bản

Cập nhật: 17-03-2011 | 00:00:00

Ủy ban cũng khuyến cáo các thành viên nếu phát hiện dấu hiệu bất thường cần thông báo ngay cho các nước khác thông qua trong hệ thống thông tin khẩn này. Riêng Italy đã đi xa hơn các nước thành viên bằng cách ban hành lệnh cấm nhập khẩu mọi thực phẩm từ Nhật Bản. Ủy viên châu Âu cho rằng

Tuy nhiên, Ủy ban châu Âu không tỏ ra quá lo ngại bởi lượng hàng thực phẩm nhập từ Nhật không đáng kể. Năm ngoái, châu Âu chỉ nhập khoảng 65 triệu euro (tương đương 90,64 triệu đôla) loại hàng này từ Nhật Bản. Trong khi Nhật Bản lại tiêu thụ 7% lượng nông sản xuất khẩu của EU, tương đương 4 tỷ euro năm 2009. Hàng nông sản Nhật Bản nhập vào EU chủ yếu có hoa quả, rau và các sản phẩm chế biến từ cá. Còn EU xuất sang Nhật các loại thịt lợn, rượu vang và pho mát.

Sau thảm họa hạt nhân Chernobyl ở Ukraine năm 1986, EU đã ban hành tiêu chuẩn chung về hàm lượng phóng xạ cho phép trong thực phẩm nhập khẩu.

Sushi Nhật Bản bày bán trong một siêu thị ở châu Âu. Các nước đang lo ngại thực phẩm từ Nhật có thể nhiễm phóng xạ sau thảm họa vừa qua.

Chính phủ Ấn Độ cũng coi kiểm tra mức độ phóng xạ trong hàng nhập khẩu từ Nhật là nhiệm vụ tối quan trọng với hải quan. Chính phủ đã lập một ban thư ký nhằm hỗ trợ hải quan ở những nơi có hàng nhập khẩu từ Nhật.

Quan chức hải quan Ấn Độ cho hay lượng thực phẩm nhập chính từ Nhật Bản không nhiều, chủ yếu do chính người Nhật đang làm ăn, sinh sống tại Ấn Độ mang vào theo đường xách tay để đáp ứng nhu cầu cá nhân. Tuy nhiên, các thiết bị hiện tại của hải quan cũng không đủ để kiểm tra số lượng hàng ít ỏi này. Tại sân bay, hiện cũng không có chỗ để lập khu kiểm tra hàng nhiễm phóng xạ.

Một số khu vực khác ở châu Á như Thái Lan, Hàn Quốc, Hong Kong, Singapore và Philippines cũng đã yêu cầu kiểm tra hàm lượng phóng xạ trong hàng nhập khẩu từ Nhật Bản.

Riêng tại Thái Lan, cơ quan phụ trách vấn đề thực phẩm và thuốc men đã lựa chọn một số mẫu hàng đông lạnh nhập từ Nhật để kiểm tra phóng xạ. Thực phẩm Nhật hiện vô cùng phổ biến tại Thái Lan. Hải sản và hoa quả Nhật được chuyển thẳng tới các nhà hàng kiểu Nhật và siêu thị ở Bangkok. Chính vì vậy, Thái Lan tỏ ra lo ngại khi khủng hoảng hạt nhân tiếp tục leo thang.

Lượng người Nhật ở Thái cũng khá đông, trên 45.000, tập trung ở các thành phố lớn như Bangkok, Chiang Mai hay các tỉnh Chonburi và Rayong.

Giới chức Thái cho biết sẽ hối thúc các nhà nhập khẩu phải tránh hoặc ít nhất là giảm lượng hàng nhập khẩu từ Nhật, trong đó có thịt, sữa, hải sản và tảo.

Các cơ quan chức năng của Mỹ hôm qua cũng cho biết sẽ tăng cường kiểm tra hàng nhập khẩu từ Nhật.

"Cơ quan chức năng vẫn phải kiểm tra chất lượng thực phẩm nhập khẩu hằng ngày, nhưng chuyện xảy ra với Nhật Bản khiến công việc phải được thắt chặt hơn", phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney nói.

Nhật Bản đang đối mặt với khủng hoảng hạt nhân nghiêm trọng nhất thế giới kể từ sau vụ nổ Chernobyl. Động đất và sóng thần dữ dội hôm 11/3 đã làm tê liệt hệ thống tự làm mát các lò phản ứng của nhà máy hạt nhân Fukushima I. Đến nay, 3 lò phản ứng đã phát nổ và lò phản ứng số 4 đã xảy ra cháy lớn hôm 15/3. Mức độ phóng xạ tại khu vực này đang tăng cao và đã lan sang một số khu vực lân cận, trong đó có cả Tokyo. Nhiều người lo ngại, phóng xạ này sẽ nhiễm vào thực phẩm.

Theo VNE

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên