Thực hiện tốt công tác thương binh liệt sĩ - người có công

Cập nhật: 08-10-2015 | 07:46:17

Thấm nhuần tư tưởng của Bác về công tác đền ơn, đáp nghĩa, đặc biệt trong nhiệm kỳ 2010- 2015, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng các chính sách ưu đãi người có công (NCC) trên địa bàn tỉnh không ngừng được hoàn thiện theo hướng diện ưu đãi ngày càng được mở rộng, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi từng bước được nâng lên và luôn ở mức cao nhất trong các chính sách xã hội. Từ đó giúp NCC có cuộc sống bằng hoặc khá hơn mức sống trung bình so với người dân nơi cư trú.

Ông Phạm Văn Cành (thứ 2, trái qua), Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tặng quà cho gia đình chính sách ở xã An Sơn, TX.Thuận An

Xây tặng nhà tình nghĩa

Đối với công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bình Dương luôn nhận thức được trách nhiệm và đặc biệt quan tâm đến NCC, coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng thường xuyên và cần phải thực hiện tốt của địa phương đối với những người đã có những hy sinh vô cùng to lớn vì độc lập, tự do của dân tộc. Đặc biệt, là công tác xây dựng nhà ở cho NCC. Đây là công tác quan trọng hàng đầu trong phong trào chăm sóc đời sống NCC, vì bước đầu tạo nên sự “an cư” và cùng với các chương trình phối hợp khác tạo điều kiện “lạc nghiệp” để ổn định cuộc sống. Công tác xây dựng nhà ở cho NCC khó khăn trên địa bàn tỉnh đã nhanh chóng hoàn thành vào năm 2005. Tuy nhiên hàng năm các cấp địa phương đều thường xuyên kiểm tra nhà ở của NCC để có kế hoạch vận động đề xuất hỗ trợ trong việc xây, sửa nhà tình nghĩa.

Riêng trong nhiệm kỳ 2010-2015, thực hiện tốt Đề án hỗ trợ NCC với cách mạng về nhà ở và bảo đảm an sinh xã hội đã huy động nhiều nguồn lực xây dựng, sửa chữa 1.323 nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết với tổng số tiền hơn 41 tỷ đồng. Riêng trong năm 2012, xây dựng 76 căn nhà tình nghĩa, với số tiền hơn 7,1 tỷ đồng; sửa chữa 214 căn, với số tiền gần 5,9 tỷ đồng. Năm 2014 thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26-4-2013 của Thủ tướng Chính phủ đã xây dựng và sửa chữa được 310 căn nhà tình nghĩa, với tổng số tiền trên 11 tỷ đồng (trong đó ngân sách tỉnh, Trung ương trên 7,5 tỷ đồng, vận động và trích từ quỹ Đền ơn đáp nghĩa gần 3 tỷ đồng và gia đình đóng góp vào 890 triệu đồng).

Về công tác xây dựng nhà ở cho NCC, Sở Xây dựng cũng đã xây dựng Đề án “Hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh Bình Dương”. Theo đó, giải pháp thực hiện, vận động các tổ chức, cá nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư đóng góp xây dựng, cải tạo nhà ở cho NCC với cách mạng; việc xem xét hỗ trợ NCC về nhà ở phải bảo đảm công khai, minh bạch, đúng đối tượng...

Chăm lo mọi mặt

Để chăm lo tốt cho NCC, ngành lao động - thương binh vàxãhội (LĐ- TB&XH) với vai tròquản lý nhànước vềlĩnh vực chính sách xã hội nói chung và lĩnh vực NCC nói riêng đãbám sát chủtrương của Đảng vàNhànước với mục tiêu làm sao cho họ ổn định vềnhàở, ổn định vềcuộc sống, nâng cao đời sống vật chất vàtinh thần trên cơ sở kết hợp 3 nguồn lực: Nhà nước, cộng đồng và cá nhân các đối tượng chính sách tự vươn lên. Sở cũng đã từng bước tham mưu cho Tỉnh ủy vàUBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước đối với thương binh, gia đình liệt sĩvà NCC với cách mạng, tạo ra những bước đột phá góp phần vào việc thực hiện có hiệu quả chính sách an sinh xã hội của tỉnh.

Trong nhiệm kỳ 2010-2015, ngoài những chính sách được quy định trong Pháp lệnh ưu đãi đối với NCC với cách mạng, tỉnh đã thực hiện nhiều phong trào toàn dân chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ và NCC với cách mạng đã động viên mọi nguồn lực tại chỗ để giúp đỡ những NCC với cách mạng. Hiện nay, 100% bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống được các tổ chức, cá nhân phụng dưỡng đến cuối đời, 116 thương bệnh binh nặng và các gia đình liệt sĩ khác có hoàn cảnh đời sống khó khăn được đỡ đầu chăm sóc. Bên cạnh việc chăm sóc sức khỏe thông qua việc cấp BHYT để được điều trị miễn phí khi ốm đau hay khi thương tật tái phát; các mẹ VNAH, các thương bệnh binh nặng được chăm sóc sức khỏe theo chế độ khám chữa bệnh cán bộ trung cao; được khám bệnh thường xuyên tại các địa phương. Ngoài ra, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cũng đã trích từ nguồn vận động mua sắm các trang thiết bị nội thất cho gia đình của mẹ VNAH, thương bệnh binh còn khó khăn trong cuộc sống với kinh phí trên 7 tỷ đồng cho 222 đối tượng; hiện tỉnh cũng đang tiếp tục khảo sát gia đình các mẹ VNAH vừa mới được phong tặng trong năm 2014.

Với những nỗ lực chăm lo cho NCC, đến nay toàn tỉnh chỉ còn 13 hộ NCC nghèo, 99,81% NCC có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống người dân nơi cư trú. Bình Dương là một trong 2 tỉnh đầu tiên đạt 100% các xã, phường, thị trấn được Bộ LĐ-TB&XH công nhận “Làm tốt công tác thương binh liệt sĩ - NCC” và cho đến nay vẫn giữ vững chỉ tiêu này.

Bà Huỳnh Thị Hồng Thu, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH cho biết, trong thời gian tới, các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trong tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác thương binh liệt sĩ. Bên cạnh bảo đảm cho NCC ổn định về cuộc sống còn phải chăm lo về tinh thần, đặc biệt quan tâm đến công tác dạy nghề, tạo việc làm, giúp đỡ có hiệu quả những gia đình chính sách còn nhiều khó khăn trong cuộc sống. Đồng thời, chăm lo nhiều hơn nữa đến việc giáo dục - đào tạo cho con liệt sĩ, thương bệnh binh trở thành những công dân có ích cho xã hội.

 

T.LÝ

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên