Thực hiện tốt giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ

Cập nhật: 03-02-2020 | 08:04:26

 Ngành công nghiệp đã và đang đóng vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế tỉnh nhà, trong đó công nghiệp hỗ trợ (CNHT) có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển này.

 Bình Dương đang đẩy mạnh phát triển CNHT. Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất của Công ty Kolon Industries, Khu công nghiệp Bàu Bàng. Ảnh: PHƯƠNG LÊ

 Vẫn còn nhiều khó khăn

Thời gian qua, số lượng doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng nhanh, trong đó doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng lớn. Mặc dù vậy, có nhiều doanh nghiệp sản xuất sản phẩm CNHT nằm ngoài các khu, cụm công nghiệp. Điều này đòi hỏi địa phương phải phát triển các cụm CNHT để vừa thu hút doanh nghiệp đầu tư mới vừa thực hiện di dời các doanh nghiệp CNHT tập trung vào các khu, cụm công nghiệp.

Những năm qua, tỉnh chưa quy hoạch cụm CNHT, chỉ có quy hoạch cụm công nghiệp. Do vậy, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm CNHT phân bổ cả trong lẫn ngoài các khu, cụm công nghiệp. Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm CNHT nằm trong các khu công nghiệp phần lớn có quy mô lớn.

Ghi nhận cho thấy, việc các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm CNHT phân bổ phân tán dẫn đến thiếu gắn kết giữa doanh nghiệp sản xuất sản phẩm CNHT và doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm CNHT để sản xuất các sản phẩm hoàn chỉnh.

Phát triển cụm công nghiệp hỗ trợ

Với quan điểm xây dựng mới cụm công nghiệp để bố trí các dự án sản xuất sản phẩm CNHT đầu tư mới và di dời các dự án sản xuất sản phẩm CNHT nằm ngoài khu, cụm công nghiệp vào cụm CNHT, tỉnh đã và đang ưu tiên thu hút các dự án sản xuất sản phẩm CNHT thuộc danh mục sản phẩm CNHT như các ngành dệt may, da giày, điện tử, sản xuất lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo… Tỉnh đề ra mục tiêu đến năm 2020 phát triển 1 cụm CNHT diện tích 75ha; giai đoạn 2021-2025 đầu tư phát triển 3 cụm CNHT, trong đó có 1 cụm CNHT chuyên ngành cơ khí.

 Hiện toàn tỉnh có 10 cụm công nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích quy hoạch 648,26 ha, diện tích đất công nghiệp đã cho thuê đạt 335 ha;, trong đó có 4 cụm công nghiệp lấp đầy 100%.

Hiện hầu hết các doanh nghiệp CNHT trên địa bàn tỉnh đã có thị trường tiêu thụ ổn định. Tuy nhiên, để mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng quy mô sản xuất, bên cạnh nỗ lực của doanh nghiệp, các cấp các ngành cần triển khai tốt hơn nữa các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp CNHT mở rộng thị trường.

Tính đến năm 2018, toàn tỉnh có 715 doanh nghiệp CNHT. Bà Nguyễn Thanh Hà, Phó Giám đốc Sở Công thương, cho biết đang nghiên cứu bổ sung vào quy hoạch một số cụm công nghiệp theo đề xuất của UBND huyện Dầu Tiếng. Đối với các cụm công nghiệp huyện Dầu Tiếng đề xuất bổ sung quy hoạch, quỹ đất là đất trồng cao su của Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng bàn giao lại cho huyện Dầu Tiếng để phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, việc giải phóng mặt bằng việc thực hiện giải phóng mặt bằng xây dựng cụm công nghiệp có nhiều thuận lợi.

Sở Công thương cũng đề xuất một số giải pháp khác như giải pháp về vốn đầu tư, bảo vệ môi trường; giải pháp phát triển cụm CNHT gắn với ứng phó biến đổi khí hậu…

 PHƯƠNG LÊ

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=1101
Quay lên trên