Năm 2007, TX.Thủ Dầu Một (khi đó) được công nhận là đô thị loại III. 7 năm là chặng đường không dài nhưng là mốc son để TP.Thủ Dầu Một nhìn lại một cuộc hành trình nhiều khó khăn, thách thức nhưng cũng đầy thắng lợi. Trong quá trình phát triển thành phố khẳng định vai trò trung tâm lĩnh vực thương mại - dịch vụ (TMDV) trong nền kinh tế của tỉnh, với những bước đi vững chắc đang tạo đà cho thành phố trở thành đô thị loại I trong tương lai không xa.
Phát huy vai trò là đầu tàu TMDV
“TP.Thủ Dầu Một nay đã đổi khác rất nhiều, địa phương đã đẩy mạnh xã hội hóa việc đầu tư xây dựng hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại (TTTM), chú trọng kiểm tra kiểm soát thị trường, giữ vững an ninh trật tự, tạo điều kiện để các hộ dân phát triển buôn bán. Nhờ thế tình hình kinh doanh của bà con tiểu thương được đàng hoàng, ổn định hơn”, bà Lý Thị Cải, tiểu thương tại chợ Thủ Dầu Một chia sẻ niềm vui trước sự đổi thay của địa phương mình.
Sự tăng trưởng của các ngành TMDV được xem là động lực phát triển kinh tế - xã hội của TP.Thủ Dầu Một. Trong ảnh: Khách hàng mua sắm tại Siêu thị Co.opmart Bình Dương. Ảnh: T.HỒNG
Quả thật vậy, nhìn những dãy phố thương mại nhộn nhịp ở khu vực nội ô như đường Yersin, Cách Mạng Tháng Tám, đại lộ Bình Dương… với hệ thống cơ sở hạ tầng khang trang, đường sá thoáng rộng, kinh doanh sầm uất như ngày hôm nay đã gây bất ngờ ngay cả những người sinh ra và lớn lên tại TP.Thủ Dầu Một. Chỉ cách đây 7 năm thôi nơi đây còn là một đô thị nhỏ, văn minh thương mại, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn nhiều hạn chế... Vượt qua những khó khăn ban đầu, chỉ sau một thời ngắn, đặc biệt từ năm 2007 khi được công nhận là đô thị loại III, TP.Thủ Dầu Một đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong lộ trình phát triển, khẳng định được vai trò là đầu tàu TMDV đối với tỉnh. Điều đó được thể hiện cụ thể qua tốc độ tăng trưởng lĩnh vực TMDV luôn đạt và vượt so với chỉ tiêu hàng năm đề ra. Riêng trong năm 2014, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt trên 50.000 tỷ đồng, đạt 100,3% kế hoạch năm và tăng 30,6% so với năm 2013. Trong giai đoạn 2012- 2013, giá trị ngành TMDV trung bình đạt 30.000 tỷ đồng/năm, tốc độ tăng bình quân 28%/năm…
TP.Thủ Dầu Một là địa phương tập trung khá nhiều thương hiệu hàng đầu trong nước cũng như nước ngoài. Muốn tìm mua xe ô tô, ở đây có các showroom Toyota, Honda; dịch vụ bảo hiểm có Prudential, AIA; các thương hiệu tiêu dùng như Vinamilk, Choco- Pie… Nhộn nhịp nhất có lẽ là ngành tài chính ngân hàng với 39 tổ chức tín dụng và hàng chục phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm như BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Eximbank; về ẩm thực có KFC, Trung Nguyên, hệ thống nhà hàng Nhật Bản, Hàn Quốc… Trên địa bàn thành phố còn có 3 TTTM và hơn 10 siêu thị đang hoạt động. Các đơn vị này đã giải quyết nhiều việc làm, bình ổn giá thị trường và tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương.
Không chỉ có thương mại, các loại hình dịch vụ như dịch vụ vận tải công cộng, bưu chính viễn thông… ngày càng phát triển nhanh về quy mô và chất lượng dịch vụ. Bên cạnh đó, nhiều dịch vụ nhà hàng, khách sạn từng bước được đầu tư phát triển. Hiện trên địa bàn thành phố có hàng chục cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ, khách sạn (trong đó có cả khách sạn đạt chuẩn 4 sao) hàng năm đón hàng chục ngàn lượt khách… Những thế mạnh đó kết hợp hài hòa đã giúp TP.Thủ Dầu Một dẫn đầu cả tỉnh về phát triển lĩnh vực TMDV.
Trong những năm qua, kinh tế TP.Thủ Dầu Một luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010-2013 đạt 25%/năm. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch từ công nghiệp, TMDV, nông nghiệp sang TMDV, công nghiệp, nông nghiệp với tỷ trọng tương ứng trong năm 2014 là: TMDV 60,87%, công nghiệp 39,02%, nông nghiệp 0,11%. |
Có thể nói, với sự xuất hiện ngày càng nhiều các cao ốc hiện đại, khu mua sắm có lượng hàng hóa phong phú, dịch vụ tiêu dùng văn minh, hiện đại, nhiều tiện ích, TP.Thủ Dầu Một không chỉ đang tạo nên một tầm vóc cho đô thị mà quan trọng hơn là TMDV phát triển đa dạng, đúng định hướng, chất lượng và hiệu quả được nâng lên, tạo sức tác động lan tỏa mạnh mẽ. Thành phố đã khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tích cực, trực tiếp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Bình Dương.
Phát huy lợi thế đô thị “hạt nhân”
Theo chương trình đột phá về phát triển đô thị của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010-2015 và đến năm 2020 với mục tiêu là tỉnh Bình Dương sẽ trở đô thị công nghiệp, thành phố loại I trực thuộc Trung ương. Vì vậy, Bình Dương nói chung, TP.Thủ Dầu Một nói riêng sẽ tập trung phát triển kinh tế, thu hút đầu tư và đào tạo nguồn nhân lực, quản lý quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng; nâng cao chất lượng, cảnh quan kiến trúc đô thị… Đô thị Thủ Dầu Một sẽ phát triển các khu du lịch, sinh thái, khu đô thị dọc ven sông Sài Gòn và phát triển công nghiệp, dich vụ và đô thị thân thiện với môi trường.
Lãnh đạo TP.Thủ Dầu Một cho biết, UBND thành phố xác định, để tạo động lực mới cho sự phát triển, trong những năm tiếp theo thành phố sẽ tiếp tục phát huy nội lực để thực hiện mục tiêu phát triển của Bình Dương. Trước mắt, thành phố đã có những định hướng phát triển cụ thể sau khi được công nhận là đô thị loại II trực thuộc tỉnh. Theo đó, thành phố sẽ nâng cao chất lượng hoạt động thương mại theo hướng hiện đại, văn minh vàmởrộng đến từng phường; đồng thời tập trung nâng cấp, chỉnh trang, đầu tư mới nhiều khu thương mại, siêu thị, chợtruyền thống theo quy hoạch gắn với quátrình phát triển các khu công nghiệp, khu dân cư đô thịđáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng phùhợp với nhân dân thành thịvànông thôn; phát triển các khu trung tâm bán lẻ, khu mua sắm theo hướng văn minh, hiện đại. Bên cạnh đó, thành phố cũng sẽ phát huy lợi thế là đô thị “hạt nhân” tiếp tục thu hút đầu tư, huy động các thành phần kinh tếtham gia phát triển dịch vụ tài chính, ngân hàng, cùng với đó là duy trìvàphát triển các TTTM, tài chính hiện hữu và tương lai và khu đô thị mới Hòa Phú.
Thành phố cũng từng bước xây dựng, hình thành TTTM, tài chính gắn với tiến trình xây dựng trung tâm hành chính, khu đô thịmới. Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ, nhất làdịch vụtư vấn vềđầu tư xây dựng cơ bản; đồng thời chútrọng các dịch vụphát triển nông thôn mới như hỗ trợphát triển sản xuất vàtiêu dùng; cùng với đó tiếp tục phát triển các loại hình dịch vụnghỉdưỡng vàdu lịch sinh thái, cũng như hỗ trợvàtạo điều kiện thu hút các thành phần kinh tếđầu tư vào trung tâm đô thịmới Hòa Phú, khu đô thịsinh thái theo quy hoạch vàcác ngành dịch vụchất lượng cao như viễn thông, tài chính, ngân hàng, kinh doanh bất động sản...
Như vậy, với sự đầu tư phát triển bài bản, tầm nhìn dài hạn và tiêu chí trọng tâm phát triển bền vững, không chỉ vươn tới đô thi loại II, TP.Thủ Dầu Một chủ động từng bước sớm đạt tiêu chuẩn đô thị loại I vào năm 2017.
Theo lãnh đạo TP.Thủ Dầu Một, trên diện tích gần 12.000 ha, với 14 đơn vị hành chính gồm 14 phường và trên 244.000 nhân khẩu, mọi cơ sở vật chất và năng lực có quy mô cấp tỉnh đều đặt tại Thủ Dầu Một, cùng với đó là các hoạt động TMDV cao cấp cũng được tập trung… nên lĩnh vực TMDV ở đây luôn được xem là thế mạnh và là ngành kinh tế mũi nhọn, chiến lược của địa phương. Chính vì vậy, khai thác, phát triển TMDV luôn được thành phố quan tâm đầu tư hàng năm.
THANH HỒNG