Bài 1: Tinh thần
trách nhiệm và sự cần thiết phải nêu cao tinh thần trách nhiệmLTS: Tỉnh ủy Bình Dương vừa tổ chức Hội nghị học tập chuyên đề về tư tưởng
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2014 cho cán bộ chủ chốt và báo cáo viên cấp
tỉnh. Báo Bình Dương trích đăng những nội dung cơ bản của chuyên đề do Phó Giáo
sư - Tiến sĩ Đoàn Thế Hanh, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí
Minh trình bày tại hội nghị.Theo quan niệm của Bác thì trách nhiệm là việc phải làm, phải
gánh vác, phải nhận lấy về mình. Như vậy thì ai cũng phải có trách nhiệm, bởi mỗi
người chúng ta, đặc biệt là cán bộ, đảng viên thì đều có một vị trí nhất định
trong các mối quan hệ xã hội, cho nên gắn với nó là một trách nhiệm. Có vị trí,
vai trò, có trách nhiệm như vậy thì phải thực hiện trách nhiệm đó. Vậy, trách
nhiệm được hình thành trên cơ sở nào?
Phó Giáo sư - Tiến sĩ
Đoàn Thế Hanh trình bày chuyên đề học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh 2014 tại Hội nghị học tập chuyên đề về tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh năm 2014 cho cán bộ chủ chốt và báo cáo viên cấp tỉnh do Tỉnh ủy tổ chức mới
đây. Ảnh: Đ.HẬU Trách nhiệm hình thành trên cơ sở những quy định của Hiến
pháp, luật pháp, thỏa thuận của tập thể, quy ước của cơ quan và những giá trị đạo
lý truyền thống dân tộc. Vậy tinh thần trách nhiệm là gì? Trách nhiệm là sự nhận
thức đúng đắn về trách nhiệm, để từ đó nó chi phối hành động của mình một cách
tự giác và mang lại kết quả. Những người có nhận thức và hành động như thế là
những người được gọi là có tinh thần trách nhiệm cao. Tinh thần trách nhiệm là một nội dung rất quan trọng của đạo
đức công dân nhưng nó đặc biệt quan trọng hơn đối với người cán bộ, đảng viên, ở
đây ta gọi là đạo đức cách mạng. Bác Hồ nói rất đúng rằng, không ai bắt ai vào
Đảng cả nếu cảm thấy trách nhiệm vẻ vang của người cộng sản mà đứng vào hàng
ngũ của Đảng để phấn đấu cho dân cho nước thì phải biết lo trước thiên hạ, khổ
trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, sướng sau thiên hạ. Cho nên tầng nấc về trách
nhiệm của người cán bộ, đảng viên cao hơn. Đặt ra vấn đề trách nhiệm của cán bộ,
đảng viên ở đây là với Tổ quốc, với nhân dân, với một sứ mệnh cao cả. Tại sao
người cán bộ đảng viên phải có trách nhiệm đối với Tổ quốc, với nhân dân? Theo
quan niệm của Bác thì nước của chúng ta là nước của dân, nước lấy dân làm gốc,
sự nghiệp cách mạng là do nhân dân tiến hành, nhân dân là người làm ra lịch sử,
như vậy họ là chủ thể, họ tạo nên lịch sử thì đồng thời họ được thụ hưởng những
kết quả của lịch sử đó. Cán bộ là công bộc của dân nên phải có bổn phận và
trách nhiệm đối với Tổ quốc, với nhân dân. Bác đã nhiều lần nhấn mạnh, không có
dân thì Đảng, Chính phủ không có lực lượng; sức mạnh của nhân dân là vô địch;
trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân và có dân là có tất cả. “Dễ mười lần
không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong”. Như vậy là phải tập hợp
sức mạnh của nhân dân, trách nhiệm của Đảng là phải vận động, tuyên truyền giáo
dục, thuyết phục, tổ chức cho nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của
mình, tất nhiên đường lối đó là ý chí của Đảng và dân, là nguyện vọng của Đảng
và dân. Như vậy, ở đây cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và
nhân dân đều phải có bổn phận, trách nhiệm đối với Tổ quốc, với đất nước. Trong
xã hội ta, nước là nước của dân, dân là chủ và dân làm chủ nên dân có trách nhiệm
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong chế độ mới thì người cán bộ, công chức là người
phụ trách trước đồng bào thực hiện bổn phận, trung thành với Tổ quốc, với nhân
dân, tổ chức lôi cuốn nhân dân và cán bộ, đảng viên phải là người đi trước cho
dân noi theo. Như vậy, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức theo quan
niệm của Bác chỉ gom lại mấy chữ sau: Hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ
nhân dân. (Còn tiếp)