Bố mẹ nào cũng mong muốn nuôi dạy con trở thành người tốt và có ích. Nhưng đôi khi, việc áp đặt, đòi hỏi… sẽ gây ảnh hưởng xấu tới con bạn.
Tránh xa 3 sai lầm sau để không tạo ra áp lực hay ảnh hưởng tiêu cực nào tới tính cách con của bạn.
Dù vô tình hay cố ý, rất nhiều gánh nặng và tổn thương thời thơ ấu của chính bạn lại có thể được bạn truyền sang con bạn.
Tại sao lại như vậy? Cha mẹ thường có suy nghĩ rằng, những điều mình không đạt được, những sai lầm mình mắc phải, những thất bại mà mình từng trải trong quá khứ chính là những điều mà cha mẹ muốn con mình đạt được hay vượt qua được trong tương lai. Những điều này dần dần có thể tạo ra gánh nặng cho chính con cái của bạn.
Vì vậy, hãy tránh xa 3 sai lầm sau để không tạo ra áp lực hay ảnh hưởng tiêu cực nào tới con của bạn:
Sử dụng hình phạt như một phương tiện để kỷ luật
Kỷ luật và trừng phạt đã được sử dụng đồng thời trong nhiều năm, mà bây giờ các chuyên gia cho rằng là hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau.
Trong khi hình phạt tập trung vào việc khiến một đứa trẻ đau khổ vì vi phạm các quy tắc thì kỷ luật là dạy chúng cách trở nên tốt hơn và đưa ra những lựa chọn hợp lý.
Thay vì gây ra nỗi đau về thể xác, tình cảm và tinh thần, hãy thử nói chuyện với con cái, thảo luận về cách giải quyết vấn đề, hiểu nguồn gốc của vấn đề… Chỉ khi đó, bạn mới có thể điều chỉnh hành vi của con, đồng thời không gây bất đồng cho mối quan hệ của chính bạn với con.
Thường xuyên bực bội thay vì giúp đỡ
Bạn có phải là kiểu phụ huynh rất dễ mất bình tĩnh không? Bạn có bị kích động bởi những điều nhỏ nhặt như khi trẻ không hoàn thành bài tập về nhà đúng hạn không?
Thay vì mất bình tĩnh và bực bội với con cái, hãy giúp chúng một tay. Hỏi con vấn đề là gì và cùng nhau tìm ra giải pháp.
La mắng, la hét, đánh con sẽ chỉ tạo ra khoảng cách với bạn, buộc con phải nói dối và giữ bí mật với bạn. Nếu bạn không muốn điều đó xảy ra, thì hãy sửa đổi một số cách trong cách nuôi dạy con cái của bạn.
So sánh thời thơ ấu của bạn với con cái của bạn
Một trong những sai lầm kinh điển của cha mẹ là so sánh những ngày thơ ấu của chính mình với con cái. Kể lại những thực tế khắc nghiệt trong những ngày thơ ấu của bạn có thể mang lại cho bạn sự an ủi nào đó, nhưng nó có thể vô cùng khó chịu đối với con bạn.
Thay vì thông cảm với bạn, điều đó có thể trở thành cằn nhằn, khiến con bạn ngày càng xa bạn hơn. Thay vào đó, hãy nói về những điều tốt đẹp đã trải qua, cách bạn đạt được thành công, những khoảng thời gian hạnh phúc nhất trong thời thơ ấu, những cột mốc quan trọng của bạn và những điều đã tạo nên bạn như ngày hôm nay.
Theo LĐO