6 bài học tự quản cần dạy trẻ

Cập nhật: 16-07-2020 | 15:58:38

"Tự quản" đề cập đến việc tự quản lý sức khỏe cá nhân, các mục tiêu phát triển, các khía cạnh của tâm lý và hành vi chính bản thân đứa trẻ.

Nó tập trung vào sự tăng trưởng tích cực cá nhân, sự tự kiểm soát, ý thức tự giác, thay vì sức mạnh kiểm soát từ bên ngoài, bao gồm giáo viên, phụ huynh. Tác dụng của việc tự quản giúp trẻ độc lập, tự chủ và trưởng thành.

Có 6 bài học tự quản mà cha mẹ nên dạy cho con từ khi con còn nhỏ, đó là:


Phụ huynh nên trao quyền phân bổ lịch sinh hoạt cho trẻ, nhằm giúp trẻ phát triển nhận thức về việc tự quản lý thời gian của riêng mình. Ảnh: Steemit.

Tự quản lý thời gian

Thời gian là nguồn lực quan trọng, là tài sản công bằng nhất mà mọi người đều có như nhau. Sử dụng thời gian mình có để có được một cuộc sống chất lượng tốt nhất là điều mà bạn nên dạy cho con cái. Ví dụ, trong kỳ nghỉ hè, khi trẻ em không bị gò ép bởi lịch học, phụ huynh nên trao quyền phân bổ lịch sinh hoạt cho trẻ, nhằm giúp trẻ phát triển nhận thức về việc tự quản lý thời gian của riêng mình.

Nhờ thế, trẻ dần nắm được phương pháp quản lý thời gian thông qua việc phân bổ công việc hợp lý. Điều này giúp trẻ phát triển thói quen tự giác, đúng giờ giấc. Bạn có thể khuyến khích trẻ tự lập ra thời khóa biểu một ngày, bao gồm các sinh hoạt cá nhân, sinh hoạt gia đình... , từ đó rèn cho trẻ ý thức tự phân bổ thời gian chúng có.

Tự quản lý công việc

Cũng như người lớn, trẻ em có rất nhiều công việc phải thực hiện trong một ngày: vui chơi, bơi lội, học bài, làm việc nhà... Làm thế nào để phân bổ các công việc phù hợp trong quỹ thời gian một ngày là việc mà trẻ cần chủ động, thay vì để bố mẹ sắp đặt.

Nhờ việc chọn lọc và sắp xếp các hoạt động theo đúng sở thích, khi lớn hơn, trẻ hiểu được chuyên môn của bản thân, biết học cách tự lựa chọn và chịu trách nhiệm trong cuộc sống của chính mình, từ đó hình thành mục tiêu học tập và định hướng nghề nghiệp phù hợp.

Trong quá trình lựa chọn, trẻ đối mặt với sự vướng mắc gây ra bởi sự xung đột các giá trị. Quá trình này giúp trẻ từ từ làm rõ định hướng của bản thân và nỗ lực để đạt được mục tiêu.

Tự quản lý đồ đạc cá nhân

Đồ đạc cá nhân của trẻ, phòng riêng của trẻ (quần áo, giường tủ, bàn ghế) cần được dọn dẹp, sắp xếp. Nên trao trách nhiệm này cho trẻ, thay vì giúp đỡ con làm tất cả.

Thứ hai, nên dần hướng con đến việc quản lý trong gia đình, bao gồm dọn dẹp nhà cửa, dạy trẻ cách giúp người lớn các việc vặt như đổ rác, lau nhà cửa, học nấu ăn...

Lợi ích của việc trẻ làm việc nhà lớn hơn rất nhiều so với suy nghĩ của cha mẹ, bởi thông qua đó trẻ sống có trách nhiệm hơn, biết ơn người lớn tuổi trong gia đình và linh hoạt khi tương tác nhóm. Niềm vui của việc tận hưởng thành quả lao động và việc nhận ra giá trị bản thân sau quá trình lao động sẽ mang lại niềm hạnh phúc cho trẻ. Không chỉ có vậy, trẻ tự nấu ăn có thể chăm sóc cho cuộc sống của chính mình, không bị phụ thuộc và sống độc lập hơn.

Khi trẻ hiểu về các con số, bạn nên định lượng cho con một khoản tiền tiêu vặt, để trẻ biết cách chi tiêu, tích lũy và quản lý tiền của mình hiệu quả.

Tự quản lý các mối quan hệ cá nhân

Trong số tất cả các yếu tố liên quan đến hạnh phúc, các mối quan hệ chất lượng cao là quan trọng nhất. Việc cho trẻ tương tác nhiều hơn với mọi người cho phép bé nhiều cơ hội giap tiếp, từ đó học hỏi các kỹ năng tương tác giữa các cá nhân, dần dần cải thiện chất lượng giao tiếp.

Bạn cũng không nên can thiệp vào việc xây dựng quan hệ của con với bạn bè, hãy khuyến khích và chia sẻ, đưa ra lời khuyên cho trẻ, nhờ thế con có thể tự mình quản lý các mối quan hệ của bản thân một cách hiệu quả hơn.

Tự quản lý cảm xúc

Việc tự quản lý cảm xúc giúp trẻ tăng EQ. Nội dung chính của điều này bao gồm tự nhận thức về cảm xúc bản thân, định danh và biểu hiện cảm xúc, nhận biết, chấp nhận và đồng cảm với người xung quanh... Thông qua quá trình này, trẻ điều chỉnh đúng mức độ cảm xúc, tránh hành xử bốc đồng và nhận ra ý nghĩa tích cực của những cảm xúc tiêu cực.

Trong quá trình để trẻ tự quản lý cảm xúc, đặc biệt trong giai đoạn dậy thì, cha mẹ nên đồng hành, lắng nghe và chia sẻ, để trở thành chỗ dựa tin cậy cho trẻ. Đừng gây ra những cảm xúc tiêu cực, gây tác động xấu đến môi trường gia đình.

Tự quản lý sức khỏe

Khái niệm sức khỏe ở đây bao gồm sức khỏe vật chất và sức khỏe tinh thần. Đây là những điều kiện cơ bản cho một cuộc sống chất lượng cao. Quản lý sức khỏe bao gồm đảm bảo giấc ngủ đầy đủ, cân bằng dinh dưỡng, tập luyện phù hợp. Nên dạy trẻ quan tâm đến sức khỏe bản thân, ví dụ tập thể dục ít nhất ba lượt một tuần, ăn đủ dinh dưỡng...

Theo VNEXPRESS

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=2339
Quay lên trên