Ấn Độ: Đối thủ kinh tế thực sự của Trung Quốc

Cập nhật: 27-01-2010 | 00:00:00

 

Các công ty đa quốc gia phương Tây thường bị hấp dẫn bởi quy mô của Trung Quốc, nhưng thực tế, họ đang bỏ qua cơ hội thức sự khác ở châu Á.

 

Quy mô của Trung Quốc khiến bất cứ nhà kinh doanh nào cũng bị hấp dẫn. Thế kỷ 19, ở Anh, chủ những nhà máy kéo sợi tin rằng họ sẽ thu bộn nếu chỉ cần có thể khiến mỗi người dân Trung Quốc mua một chiếc khăn tay. Tuy nhiên, kế hoạch "mỗi người một chiếc khăn" chưa bao giờ trở thành thực tế, và đối với nhiều công ty đa quốc gia muốn khai thác quy mô của Trung Quốc, thì thị trường này vẫn là điều đáng thất vọng. Kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Bắc Kinh đã xây dựng "không hạn chế" các cơ sở hạ tầng: Đường bộ, đường sắt, cầu càng. Nhưng người tiêu dùng Trung Quốc thì tỏ ra không hăng say với việc đó. Trong tỷ lệ tổng sản phẩm quốc nội, tiêu dùng của Trung Quốc vẫn ở mức thấp nhất trong số các nền kinh tế lớn, ít nhất là thấp hơn 1/3. Phần không nhỏ tăng trưởng của nước này trong năm ngoái là do chi tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng, hay đầu cơ vào các tài sản trong nước.

 

Một khu chợ nhộn nhịp tại Kolkata, Ấn Độ

Thực tế, người khổng lồ khác của châu Á, Ấn Độ, thậm chí còn có triển vọng hơn nhiều. Động lực cho sự phục hồi đến từ mọi người dân Ấn Độ, bao gồm cả người nghèo, đang từng ngày gia nhập tầng lớp trung lưu. Nhu cầu túi xách tay, hàng không, ăn tối tại Mumbai có thể đã giảm xuống, nhưng tiêu dùng trong nước chiếm tới 2/3 nền kinh tế Ấn Độ, gấp đôi mức của Trung Quốc.

 

Theo Minxin Pei, giám đốc Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược Keck, 3/4 vốn của Trung Quốc đi vào các công ty nhà nước hoặc chi nhánh. Kết quả: lợi nhuận doanh nghiệp có xu hướng nằm trong tay nhà nước, chứ không phải người dân Trung Quốc. Tăng trưởng lương và thu nhập, ngay cả với người sống tại đô thị của Trung Quốc, chỉ ở quanh khoảng một nửa mức tăng trưởng GDP trong 15 năm qua.

 

Mô hình từ dưới lên của Ấn Độ lại cho thấy sự tương phản khá lớn. Trong khi nước này rất cần cơ sở hạ tầng, thì người tiêu dùng lại ở tình trạng tốt hơn nhiều trong chi tiêu. Ấn Độ có thể tự hào về tầng lớp trung lưu độc lập ngày càng nhiều với khoảng 300 triệu người, so với 100 triệu-200 triệu người của Trung Quốc, tùy từng thông số. Lợi nhuận từ các doanh nghiệp Ấn Độ, dù lớn hay nhỏ, đều chủ yế đi đến túi của người dân hơn là nhà nước.

 

Sự tương phản còn sâu sắc hơn ở bên ngoài các thành phố hai nước này. Một nửa Trung Quốc và 2/3 Ấn Độ sống ở nông thôn. Tức là có khoảng 700 triệu người ở mỗi nước. Nhưng, một nửa người ở nông thôn của Trung Quốc đang tụt lại phía sau. Trở lại giai đoạn giữa những năm 1980, tỷ lệ thu nhập thành thị-nông thôn ở Đại lục là 1,8. giờ đây, tỷ lệ này là khoảng 3,5.  Mặc dù thu nhập bình quân đầu người đã tăng, khoảng 400 triệu người chủ yếu sống ở nông thôn vẫn có mức thư nhập không tăng trong một thập kỷ qua. Yasheng Huang, giáo sư Trường Quản lý Sloan, học viện công nghệ Massachusetts, ước tính rằng tỷ lệ tuyệt đối người nghèo và mù chữ đã tăng gấp đôi kể từ năm 2000.

 

Tại Ấn Độ, khoảng cách thu nhập thành thị-nông thôn liên tục giảm xuống từ đầu những năm 1990. Trong hơn 1 thập kỷ qua, tăng trưởng kinh tế ở nông thôn Ấn Độ đã vượt qua tốc độ ở khu vực thành thị gần 40%. Nông thôn Ấn Độ chiếm một nửa GDP của nước này, so với 41% năm 1982. Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới chỉ ra rằng nông thôn Trung Quốc chỉ chiếm 1/3 GDP và tạo ra 15% tăng trưởng. Trong khi đó, nông thôn Ấn Độ tạo ra tới khoảng 2/3 tăng trưởng chung.

 

Xét rộng hơn, cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đang đẩy nhanh sự chuyển đổi quyền lực kinh tế thế giới. Theo một báo cáo của công ty tư vấn toàn cầu PricewaterhouseCoopers (PwC), Ấn Độ có thể vượt qua Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, tính trên sức mua tương đương, vào năm 2012.

 

Như thế, Ấn Độ sẽ đạt được mục tiêu này trước 20 năm (năm 2032) so với dự đoán của của công ty chứng khoán và ngân hàng Goldman Sachs trong báo cáo của mình về BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc).

 

Ấn Độ cũng hy vọng sẽ tăng trưởng nhanh hơn Trung Quốc sau năm 2020. Trung Quốc, trước đó được dự đoán sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất vào năm 2041, có thể đi đến đích này vào khoảng những năm 2020, báo cáo của PwC cho biết.

 

John Hawksworth, Giám đốc kinh tế vĩ mô của PwC nói trong báo cáo: "Về thời điểm cụ thể thì còn chưa chắc chắn, nhưng nhiều khả năng tới trước năm 2030, Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn nhất thế giới theo ngang giá sức mua".

(Theo VNN)

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=353
Quay lên trên