Đời sống văn hóa đã đến với người dân

Cập nhật: 26-04-2013 | 00:00:00

Cùng với cả nước, sau giải phóng, Bình Dương bắt tay vào xây dựng lại cuộc sống mới. Kinh tế ngày càng đi lên, đời sống người dân ngày càng ấm no, sung túc. Để làm nên những thành quả hôm nay có một phần đóng góp không nhỏ của phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (TDĐKXDĐSVH)…

Từ hội thi “Khu phố, ấp xanh - sạch - đẹp”, trên địa bàn TX.Thuận An có rất nhiều cổng chào đẹp, khang trang

Xuất hiện nhiều mô hình hay

Từ phong trào TDĐKX DĐSVH, trong những năm qua trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều mô hình mới về hoạt động phong trào ở các khu phố, ấp. Đây là những mô hình đã góp phần không nhỏ trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở cần được nhân rộng. Tiêu biểu như mô hình tổ chức “Ngày hội đăng ký danh hiệu gia đình văn hóa”, “Ngày hội thể dục thể thao” ở phường Hiệp An (TP.TDM). Hàng năm, Ban vận động các khu phố ở phường Hiệp An đều tổ chức ngày hội một cách trang trọng, tạo được không khí vui tươi sôi nổi, gắn kết các hộ dân trong khu phố.

Liên hoan gia đình văn hóa là dịp để các gia đình có dịp thi thố tài năng và tăng thêm tình đoàn kết cộng đồng. Trong ảnh: Các gia đình tham gia phần thi nấu ăn trong liên hoan năm 2012

Còn ở TX.Thuận An, Ban chỉ đạo (BCĐ) phong trào thị xã đã phát động hội thi “Khu phố, ấp xanh - sạch - đẹp” với các nội dung thi như: trang trí cổng chào, vệ sinh đường phố, treo cờ đẹp ở khu dân cư, tổ chức liên hoan đội nhóm văn nghệ ở các khu, ấp… Hội thi này đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của nhiều khu, ấp trên địa bàn thị xã; góp phần tạo không khí vui tươi, lành mạnh trong cộng đồng. Trong các mô hình tiêu biểu, còn phải kể đến CLB Phòng, chống tội phạm phường Phú Hòa (TP.TDM) và phường An Phú (TX.Thuận An). Trong thời gian qua, các CLB này đã hoạt động rất hiệu quả, góp phần tích cực trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Hay mô hình đoạn đường xanh - sạch - đẹp, an toàn của Hội Cựu chiến binh và Hội Nông dân ở TP.TDM có tác dụng tích cực trong phong trào tự quản môi trường và an toàn giao thông trên địa bàn...

Điểm qua những mô hình tiêu biểu trên để thấy, ý nghĩa và tính hiệu quả mà phong trào TDĐKXDĐSVH đã mang lại trong những năm qua trên địa bàn tỉnh là rất lớn. Ông Nguyễn Văn Bảy, khu phố 8, phường Phú Mỹ (TP.TDM) là một trong những gia đình văn hóa nhiều năm liền của địa phương. Ông Bảy cho biết: “Trước đây, người dân ở khu phố 8 đa số là nông dân, việc học tập của con em cũng ít được quan tâm nên tỷ lệ học sinh đến trường còn thấp. Qua nhiều năm thực hiện phong trào TDĐKXDĐSVH, vấn đề trên đã được cải thiện rất nhiều, tỷ lệ học sinh đến trường của khu phố luôn bảo đảm. Điều đó chứng tỏ, phong trào TDĐKXDĐSVH đã góp phần nâng cao ý thức người dân về mọi mặt. Tôi thấy, ý nghĩa của phong trào này còn nằm ở chỗ góp phần thắt chặt tình làng nghĩa xóm và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ hơn. Ngay cả trong mỗi gia đình cũng có sự chuyển biến, gia đình tốt càng phấn đấu thêm, ngay cả những gia đình hay xảy ra bất hòa cũng được bà con chòm xóm khuyên bảo và trở nên hòa thuận hơn...”.

Góp phần nâng cao cuộc sống

Ông NGUYỄN KHOA HẢI, Phó Giám đốc Sở VH,TT&DL tỉnh: Để đạt được những kết quả trên, từ khi phát động đến nay, phong trào luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy và UBND tỉnh thông qua việc ban hành nhiều văn bản chỉ đạo định hướng nội dung, củng cố kiện toàn BCĐ các cấp, hỗ trợ một phần kinh phí, tạo điều kiện giúp cho phong trào được triển khai sâu rộng. Bên cạnh đó, nhận thức của các cấp ủy, chính quyền địa phương về vai trò vị trí của văn hóa đã được nâng lên, nhiều địa phương đã thấy rõ hiệu quả, mục tiêu của phong trào nên đã tập trung đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng phong trào. Sự phối hợp giữa MTTQ với các ngành, các đoàn thể, các thành viên trong BCĐ nhất là ở cấp cơ sở và Ban vận động khu phố, ấp đã tích cực làm tốt công tác tuyên truyền vận động có hiệu quả hơn, được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng thực hiện phong trào. Đã huy động được sức mạnh tổng hợp giúp cho phong trào được triển khai nhanh và đạt kết quả trên nhiều mặt… Riêng trong năm 2012, phong trào TDĐKXDĐSVH tiếp tục được chỉ đạo, triển khai và thực hiện sâu rộng; tiếp tục khẳng định sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành, sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân. Điều đó đã khẳng định, tác động tích cực, sâu sắc và toàn diện của phong trào TDĐKXDĐSVH đối với đời sống chính trị, kinh tế - xã hội của các địa phương, cơ sở trong những năm qua là rất lớn”.

Nhằm đem lại hiệu quả thiết thực trong cuộc sống, trong thời gian qua, Ban Chỉ đạo phong trào “TDĐKXDĐSVH” các cấp đã đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “TDĐKXDĐSVH ở khu dân cư” do MTTQ chủ trì và phối hợp với các tổ chức thành viên thực hiện. Trong năm qua, cuộc vận động trên tiếp tục được mở rộng và nâng cao về chất lượng. Kết quả thực hiện cuộc vận động, MTTQ các cấp đã vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp ủng hộ Quỹ vì người nghèo hơn 30 tỷ đồng. Qua đó, đã xây dựng 204 căn nhà đại đoàn kết, trị giá hơn 6,636 tỷ đồng; hỗ trợ trên 1.000 người nghèo khám chữa bệnh với số tiền trên 645 triệu đồng; hỗ trợ 972 em học sinh con hộ nghèo đi học với số tiền 291.700.000 đồng… Song song đó, MTTQ cũng đã phối hợp các tổ chức thành viên đẩy mạnh các phong trào tương trợ vốn, hỗ trợ vật tư sản xuất, hỗ trợ cây - con giống, ngày công lao động, cho mượn đất để sản xuất… trị giá hơn 312,219 tỷ đồng. Hiệu quả lớn nhất là qua phong trào này, hàng chục ngàn lượt hộ nghèo đã được hỗ trợ, giúp đỡ tái sản xuất ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Các hoạt động hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo nêu trên đã trực tiếp góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn hộ nghèo của tỉnh) từ 2,58% (đầu năm 2012) xuống còn 1,42% (cuối năm). Các hoạt động nhân đạo từ thiện với nhiều hình thức, như: cứu trợ xã hội, cấp học bổng cho học sinh nghèo, thăm hỏi ốm đau, bảo trợ tang khó, khám cấp thuốc miễn phí, hỗ trợ khẩu phần ăn cho bệnh nhân đang điều trị tại các bệnh viện, tặng quà tết cho hộ nghèo, công nhân lao động nghèo xa quê… cũng được tổ chức thường xuyên, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

Một số thành tựu qua 15 năm xây dựng đời sống văn hóa

- Thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa, năm 1998, toàn tỉnh có 78.974 hộ được công nhận đạt văn hóa (960,79%); năm 2002 có 136.398 hộ được công nhận đạt văn hóa (89,45%); năm 2005 có 151.216 hộ được công nhận đạt văn hóa (92,75%); năm 2010 có 186.329 hộ được công nhận đạt văn hóa (991,76%) và năm 2012 có 202.661 hộ đạt văn hóa (91,60%).

- Về xây dựng khu, ấp văn hóa, năm 1998 toàn tỉnh có 118/400 khu, ấp đạt danh hiệu văn hóa (29,5%); năm 2002 có 289/451 khu, ấp đạt danh hiệu văn hóa (64,08%); năm 2005 có 310/464 khu, ấp đạt danh hiệu văn hóa (66,81%); năm 2010: 226/569 khu, ấp đạt danh hiệu văn hóa (39,71%) và năm 2012 có 298/585 khu, ấp đạt danh hiệu văn hóa (50,94%).

- Về xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa, năm 1998 toàn tỉnh có 394/471 cơ quan, đơn vị đạt văn hóa (83,65%); năm 2005 có 780/850 cơ quan, đơn vị đạt văn hóa (91,76%); năm 2010 có 965/1069 cơ quan, đơn vị đạt văn hóa (90,27%) và năm 2012 có 999/1.050 cơ quan, đơn vị đạt văn hóa (95,1%).

- Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 86/91 xã, phường, thị trấn có sân chơi, bãi tập thể dục thể thao; số người tập thể dục thường xuyên đạt tỷ lệ 22% so với tổng số dân; số gia đình thể thao chiếm tỷ lệ 21,09% trên tổng số hộ…

 

HỒNG THUẬN

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên