Hỏi đáp chính sách bảo vệ chăm sóc trẻ em

Cập nhật: 03-06-2015 | 08:12:56

Hỏi: Trách nhiệm về bảo đảm quyền của trẻ em được tiếp cận thông tin phù hợp với sự phát triển?

Trả lời: 1. Cha, mẹ, người giám hộ, các cơ quan thông tin đại chúng, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, văn hóa, tổ chức xã hội, cơ sở dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có trách nhiệm tạo mọi điều kiện để trẻ em được tiếp cận các nguồn thông tin phù hợp với lứa tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em.

2. Các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, văn hóa, tổ chức xã hội, cơ sở dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có trách nhiệm công khai thông tin về tổ chức, hoạt động của đơn vị mình thông qua các hình thức phù hợp.

3. Các thông tin mà trẻ em được tiếp cận, được cung cấp phải vì lợi ích của trẻ em, không xâm hại, không ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ em.

Hỏi: Việc hạn chế quyền của cha mẹ, trong trường hợp cha, mẹ có hành vi vi phạm quyền trẻ em được quy định như thế nào?

Trả lời: Theo Điều 17 Nghị định số 71/2001/NĐ-CP quy định: 1. Tòa án quyết định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con là trẻ em nếu cha, mẹ có hành vi vi phạm quyền trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ theo tính chất và mức độ của hành vi vi phạm.

2. Trách nhiệm bảo đảm an toàn và sự phát triển bình thường của trẻ em trong trường hợp cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con là trẻ em: Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện Kiểm sát yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con là trẻ em. Các tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự có quyền đề nghị Viện Kiểm sát xem xét, yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con là trẻ em.

Trong trường hợp khẩn cấp, cần phải bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự và lợi ích hợp pháp của trẻ em khi chưa có quyết định của Tòa án, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định tạm thời giao trẻ em cho thân nhân nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; trong trường hợp không có thân nhân thì giao trẻ em cho gia đình chăm sóc thay thế hoặc cho cơ sở trợ giúp trẻ em, cơ sở bảo trợ xã hội. Sau khi có quyết định của Tòa án hạn chế quyền của cha mẹ đối với con là trẻ em hoặc trong trường hợp khẩn cấp, việc tổ chức chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng thay thế với trẻ em được thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 16 Nghị định 71/2001/NĐ-CP.

Hỏi: Những quy định trong việc bảo đảm quyền của trẻ được tham gia hoạt động xã hội?

Trả lời: Theo Điều 212 Nghị định số 71/2011/NĐ-CP quy định: 1. Cha, mẹ, người giám hộ, các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, văn hóa, tổ chức xã hội, cơ sở dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có trách nhiệm tạo điều kiện cho trẻ em tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với năng lực, lứa tuổi và giới tính của trẻ em.

2. Các hoạt động xã hội của trẻ em phải vì lợi ích của trẻ em, của xã hội và không ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ em.

3. Không được lợi dụng sự tham gia hoạt động xã hội của trẻ em và các hoạt động xã hội có sự tham gia của trẻ em vào các mục đích gây áp lực, khiếu kiện, biểu tình, kinh doanh trái pháp luật, lạm dụng và xâm hại trẻ em.

P.V

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=572
Quay lên trên