Lễ Phật đản ngày càng được tổ chức trọng thể, trang nghiêm

Cập nhật: 10-05-2017 | 09:53:29

Tháng 4 âm lịch hàng năm có một dịp lễ lớn của Phật giáo, đó là ngày Phật đản (Rằm tháng 4), còn gọi là ngày Phật đản sinh. Từ đầu tháng cho đến sau ngày rằm - lễ chính thức, các chùa tổ chức đại lễ rất trang trọng. Lễ Phật đản vì thế được gọi là… mùa Phật đản với nhiều nghi thức Phật giáo, thu hút đông đảo người dân tham gia.

Ông Nguyễn Thanh Liêm (bìa trái), Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng quà cho Hòa thượng Thích Huệ Thông, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh. Ảnh: M.HIẾU

Theo Hòa thượng Thích Huệ Thông, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh, đây là dịp những người tu hành, người theo tín ngưỡng Phật giáo hân hoan kính mừng ngày Đức Phật đản sinh bằng những hoạt động ý nghĩa nhất. Đại lễ Phật đản từ lâu còn là một dịp lễ chung của nhiều người, không riêng những người có tín ngưỡng Phật giáo. Bởi đây là dịp các cơ sở tự viện tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, mang tính lễ và hội cộng thêm công tác từ thiện cho người còn khó khăn. Đây là một đại lễ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tăng, ni, phật tử trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Ngày đản sinh của Đức Phật đã được Đại hội đồng Liên hiệp quốc chính thức công nhận là một trong những ngày lễ hội tôn giáo của thế giới. Dịp này, các cơ sở thờ tự trong tỉnh đã tổ chức trùng tu, trang trí lại ngôi chùa thật đẹp. Tất cả chào mừng ngày Phật đản sinh được trọng thể, trang nghiêm. Tỉnh hội Phật giáo cũng đã chỉ đạo các huyện, thị, thành phố có các ngôi chùa, tịnh xá, gia đình phật tử cùng chung tay, góp sức cho một đại lễ chung với các nghi thức như nghe thông bạch về Phật đản, tắm Phật, thả chim bồ câu mong ước hòa bình, tặng quà cho hộ nghèo, người già neo đơn…

Năm nay, đại lễ Phật đản được tổ chức trọng thể trong 2 ngày 9 và 10-5 (nhằm ngày 14 và 15-4 Đinh Dậu). Đại lễ diễn ra chủ yếu tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo tỉnh Bình Dương (Tượng Phật nhập Niết bàn chùa Hội Khánh, TP.Thủ Dầu Một). Theo Hòa thượng Thích Huệ Thông, đại lễ Phật đản năm nay có khoảng 1.500 người tham dự gồm: Lãnh đạo chính quyền, tăng, ni, phật tử trong, ngoài tỉnh. Cũng như mọi năm, ngày đầu tiên (9-5), đúng 7 giờ đại biểu, tăng, ni, phật tử sẽ viếng Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh, dâng hương, đặt vòng hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh máu xương cho hòa bình của quê hương, đất nước. Lễ diễu hành xe hoa với 15 xe hoa, 50 xe ô tô theo đoàn. 17 giờ30 phút ngày 9-5, đoàn xe hoa khởi hành từchùa Hội An (trung tâm Thành phốmới Bình Dương) đi theo đường Lê Hoàn đến vòng xoay 7 ha rồi theo đường Hùng Vương - Phạm Ngọc Thạch - Huỳnh Văn Cù - đến ngã tư chợ Cây Dừa rẽtrái vào đường Cách Mạng Tháng Tám, đến vòng xoay ngã6 vào đường Bác sĩYersin vềchùa Hội Khánh. Các gia đình phật tử dọc hai bên đường lộ trình diễu hành xe hoa làm bàn hương, hoa đón mừng Phật đản sinh. Đây cũng là một nét đẹp trong văn hóa Phật giáo những năm trở lại đây của người dân Bình Dương.

Tối ngày 9-5, chương trình văn nghệ chào mừng Phật đản sinh với các tiết mục ca, múa, trích đoạn lịch sửcủa Đức Phật. Tất cảnội dung các tiết mục biểu diễn ca ngợi quê hương, đất nước, con người vàtinh thần từbi trítuệcủa đạo Phật. Trong ngày 10-5, ngày Rằm tháng 4 âm lịch, đại lễ Phật đản sẽ chính thức diễn ra. Tại buổi lễ này, Ban tổ chức cũng sẽ cử hành các nghi thức Phật giáo trang trọng như: Tuyên đọc thông điệp Phật đản PL 2.561 của Đức Pháp chủ GHPGVN; diễn văn đại lễ Phật đản Phật lịch 2.561 của Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự; dâng hoa cúng dường Phật đản; thả chim bồ câu và nguyện cầu quốc thái dân an, khắp nơi an lạc…

Thêm một mùa đản sinh, thêm một mùa tu tập của người con Phật, cùng nhau làm việc thiện. Với các bậc tôn đức, chư tăng, ni sẽ bước vào một mùa An cư Kiết hạ (3 tháng, tính từ tháng 4 đến tháng 7 âm lịch), thêm một tuổi đạo để am hiểu nhiều hơn, đem giáo lý Đức Phật mà cứu độ chúng sinh, giúp ích cho xã hội…

Tính từ đầu tháng 4 âm lịch, các chùa đã tổ chức lễ Phật đản theo lịch đăng ký từ trước, thuận tiện cho bà con phật tử tham dự. Các cơ sở tự viện của Phật giáo cũng được trang trícờ, băng rôn biểu ngữ, trang trí vườn Lâm Tỳ Ni… Đây cũng là dịp các chùa đẩy mạnh công tác từ thiện. Hàng năm, tại Trung tâm Phật giáo, Tỉnh hội tặng từ 600 đến 1.000 phần quà cho người nghèo, trị giá 300.000 - 400.000 đồng/phần. Ban Trị sự 9 huyện, thị, thành phố cũng vận động tặng hàng trăm phần quà cho người nghèo.

QUỲNH NHƯ

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=395
Quay lên trên