Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Cập nhật: 17-10-2011 | 00:00:00
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD) được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17-11-2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2011. Luật gồm VI chương, 51 điều, quy định về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng (NTD); trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh (TC-CNKD) hàng hóa, dịch vụ đối với NTD; trách nhiệm của tổ chức xã hội trong việc tham gia BVQLNTD; giải quyết tranh chấp giữa NTD và TC-CNKD hàng hóa, dịch vụ; trách nhiệm quản lý Nhà nước về BVQLNTD.Nhằm giúp bạn đọc hiểu và thực hiện tốt luật này, báo Bình Dương trích đăng những nội dung cơ bản về quyền, nghĩa vụ, những hành vi bị nghiêm cấm cũng như việc giải quyết Quyền lợi của NTD (Điều 8):Được bảo đảm an toàn trính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do TC-CNKD hàng hóa, dịch vụ cung cấp.Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về TC-CNKD hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà NTD đã mua, sử dụng.Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, TC-CNKD hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với TC-CNKD hàng hóa, dịch vụ.Góp ý kiến với TC-CNKD hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa NTD và TC-CNKD hàng hóa, dịch vụ.Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về BVQLNTD.Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà TC-CNKD hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. Phương thức giải quyết tranh chấp giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh (TC-CNKD) hàng hóa, dịch vụ (Điều 30):Tranh chấp phát sinh giữa NTD và TC-CNKD hàng hóa, dịch vụ được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án. Không thương lượng, hòa giải trong trường hợp tranh chấp gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều NTD, lợi ích công cộng.Thương lượng (Điều 31):NTD có quyền gửi yêu cầu đến tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ để thương lượng khi cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.TC-CNKD hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm tiếp nhận, tiến hành thương lượng với NTD trong thời hạn không quá 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu.Hòa giải (Điều 33):TC-CNKD hàng hóa, dịch vụ và NTD có quyền thỏa thuận lựa chọn bên thứ ba là cá nhân hoặc tổ chức hòa giải để thực hiện việc hòa giải.Hiệu lực của điều khoản trọng tài và trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp trọng tài (Điều 38 và 39):TC-CNKD hàng hóa, dịch vụ phải thông báo về điều khoản trọng tài trước khi giao kết hợp đồng và được NTD chấp thuận. Trường hợp điều khoản trọng tài do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đưa vào hợp đồng theo mẫu hoặc điều kiện giao dịch chung khi xảy ra tranh chấp, NTD là cá nhân có quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp khác.(Còn tiếp)Xuân Lạc
Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=395
Quay lên trên